googleb578e89369db4e48.html

Sùi mào gà và những điều bạn nên biết?

13:52 - 14/04/2022 Lượt xem: 683 Tác giả: Thanh Nga

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục gặp ở cả nam và nữ. Trong số các bênh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường thì sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến( ở Việt Nam tính từ năm 1996-1998 số người mắc sùi màu gà chiếm 13,2% trong tổng số mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục).

1. Nguyên nhân gây sùi mào gà

- Nguyên nhân gây sùi mào gà là do virus HPV( Human Papiloma Virus) gây nên. Hiện nay, HPV được chia ra hơn 100 typ khác nhau. Các loại HPV khác nhau gây bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Loại HPV typ 6, 11 gây súi mào gày sinh dục và các u nhú ở thanh quản.

- Các yếu tố nguy cơ của bệnh sùi mào gà:

  • Hầu hết người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm virus tại một thời điểm nào đó trong đời. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh bao gồm:
  • Quan hệ tình dục không có dụng cụ bảo vệ
  • Quan hệ tình dục khi không biết tiền sử tình dục của bạn tình
  • Có nhiều bạn tình
  • Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Hệ miễn dịch kém như nhiễm HIV hoặc dùng thuốc chống thải ghép
  • Người dưới 30 tuổi
  • Người hút thuốc lá
  • Có mẹ bị nhiễm virus HPV
  • Sử dụng chung đồ cá nhân: bàn chải đánh răng, quần lót

2. Triệu chứng sùi mào gà

- Phần lớn người nhiễm virus sùi mào gà thường không có biểu hiện lâm sàng,thời kỳ ủ bệnh không rõ rang, có thể vài tuần đến 2-3 tháng.

- Ở nữ: Tổn thương là u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở âm hộ, âm đạo, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung, hậu môn. Bệnh cso nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, hậu môn.

- Ở nam: Thường gặp sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu, dao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo.

  • Cả nam và nữ: Quanh hậu môn, miệng, họng.

sùi mào gà

3. Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia bệnh làm 5 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng dưới đây:

- Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm. Thông thường là khoảng 3 tháng.

- Giai đoạn khởi phát: Hiểu một cách đơn giản, đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác…

- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí… ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và quá trình sinh hoạt.

- Giai đoạn biến chứng: Trong dân gian, đây được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Một số người có biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng…

- Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn nguyên phát.

4. Chẩn đoán

  • Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu, do vậy chẩn đoán chủ yến dựa vào triệu chứng lâm sàng.
  • Phụ nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hằng năm để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

5. Điều trị sùi mào gà

- Hiện nay chưa có thuốc diệt virus nên người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có biểu hiện triệu chứng. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không khỏi hoàn toàn.

- Các trường hợp sùi mào gà phải được điều trị cho cả bạn tình.

- Điều trị bằng phương pháp uống thuốc

Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần được điều trị bằng phương pháp đốt hoặc phẫu thuật.

6. Phòng ngừa

Một số cách ngăn ngừa sùi mào gà bạn cần biết:

  • Quan hệ vợ chồng an toàn, lành mạnh, chung thủy với một bạn tình, nếu có quá nhiều mối quan hệ thì cần dùng biện pháp an toàn như bao cao su khi quan hệ.
  • Nếu như sinh hoạt cùng người sùi mào gà cần hạn chế một số cử chỉ thân mật như ôm, hôn…không sủ dụng chung đồ cá nhân với người bệnh( bàn chải, khắn mặt, cốc, thìa…)
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao, để nâng cao sức khỏe có hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh lạ.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để tầm soát những bệnh lý nghiêm trọng trong đó có sùi mào gà.
  • Tiêm vaccin HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe. Vaccin có thể bảo vệ khỏi bệnh sùi mào gà và cả các chủng HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư. Loại vaccin này được tiên từ 1-3 mũi, tùy thuộc vào độ tuổi và nên được tiêm trước khi có quan hệ tình dục, vì chúng hiệu quả nhất khi chưa tiếp xúc với HPV.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
TIN VUI: Bạn vẫn còn cơ hội tiêm phòng HPV
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường