Sứt môi – Hở hàm ếch một trong những dị tật phổ biến nhất trong thai kỳ

09:28 - 17/09/2020 Lượt xem: 952

Sứt môi – Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Chúng thường xảy ra dưới dạng dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể liên quan đến một số di truyền trên gen hoặc hội chứng di truyền. 1. Dị tật sứt môi hở hàm ếch là gì […]

Sứt môi – Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Chúng thường xảy ra dưới dạng dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể liên quan đến một số di truyền trên gen hoặc hội chứng di truyền.

1. Dị tật sứt môi hở hàm ếch là gì ?

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Hở hàm ếch là có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. Các đường tách khác có thể hình thành trong vòm miệng.

Sứt môi và hở hàm ếch có thể diễn ra riêng lẻ hoặc cùng lúc trên cùng một người (sứt môi và hở hàm ếch). Xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền được với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng.

Sứt môi và hở hàm ếch thường có 3 dạng:

      • Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch.
      • Hở hàm ếch nhưng không sứt môi.
      • Sứt môi và hở hàm ếch.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên miệng.

2. Nguyên nhân gây dị tật sứt môi hở hàm ếch

Nguyên nhân của dị tật sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp; được cho là ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Trong đó, yếu tố môi trường là nguyên nhân chủ yếu, bao gồm môi trường bị ô nhiễm, viêm nhiễm, hormoon…

Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị khe hở môi – hàm:

      • Sử dụng vitamin A với liều cao.
      • Chế độ dinh dưỡng kém hoặc bị cảm cúm trong những tháng đầu của thai kỳ.
      • Thiếu axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
      • Nghiện rượu, thuốc lá.

 

Mẹ bầu bị cúm, sốt cao trong 3 tháng đầu con có nguy cơ cao bị dị tật

3. Đối tượng nguy cơ bệnh Hở hàm ếch

      • Gia đình có tiền sử sứt môi hở hàm ếch: Như cha, mẹ bị sứt môi hoặc hở hàm ếch có nguy cơ sinh con bị sứt môi cao hơn.
      • Tiếp xúc với một số hóa chất trong khi mang thai: hút thuốc lá, uống rượu bia, uống một số loại thuốc.
      • Mẹ bị sốt cao trong giai đoạn 3 tháng đầu do cúm…
      • Mẹ bị béo phì khi mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì có thể tăng nguy cơ sứt môi và vòm miệng.
      • Nam giới có nhiều khả năng bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch. Ngược lại, hở hàm ếch mà không có sứt môi lại phổ biến hơn ở phụ nữ. Tại Hoa Kỳ, sứt môi và hở hàm ếch được cho là phổ biến nhất ở người Mỹ bản địa và ít phổ biến nhất ở người Mỹ gốc Phi.

4. Chuẩn đoán dị tật sứt môi hở hàm ếch

Hầu hết các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch đều được nhận ra ngay khi sinh và không cần xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán.

Ngày nay, nhờ máy móc siêu âm hiện đại sứt môi và hở hàm ếch có thể được phát hiện sớm trên siêu âm thai.

Sứt môi có thể được phát hiện khi siêu âm bắt đầu vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Khi thai nhi tiếp tục phát triển; việc chẩn đoán chính xác khe hở môi có thể dễ dàng hơn. Hở vòm miệng xảy ra một mình khó nhìn hơn khi sử dụng siêu âm.

Nếu siêu âm trước sinh cho thấy có khe hở; bác sĩ có thể đưa ra quy trình lấy mẫu nước ối từ tử cung của bạn (chọc ối). Xét nghiệm nước ối có thể chỉ ra rằng thai nhi đã có một hội chứng di truyền có thể gây ra các dị tật bẩm sinh khác. Có thể có chỉ định đình chỉ thai nghén.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

 

 

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén