googleb578e89369db4e48.html

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

03:03 - 26/02/2021 Lượt xem: 607

Dù không phải mọi mẹ bầu đều suy giãn tĩnh mạch, nhưng triệu chứng này phổ biến tới 60% với các mẹ trong thai kỳ. 1. Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai? Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng trên các mạch máu sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn […]

Dù không phải mọi mẹ bầu đều suy giãn tĩnh mạch, nhưng triệu chứng này phổ biến tới 60% với các mẹ trong thai kỳ.

1. Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng trên các mạch máu sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy trên da những đường mạch máu màu tím, xanh ngoằn ngoèo, vị trí thường thấy là bắp chân.

Ngoài biểu hiện nổi gồ dưới bề mặt da, chứng suy giãn tĩnh mạch còn gây ra các triệu chứng như đau nhức chân, nặng nề ở chân, gây khó chịu khi sinh hoạt, đi lại, và còn có thể khiến bà bầu bị mất ngủ.

– Chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là do các nguyên nhân sau gây ra:

      • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai; hormone sinh dục nữ progesterone tăng lên làm giãn và sưng những tĩnh mạch.
      • Di truyền hoặc đã suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước: Gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch (thường là phụ nữ), hoặc trong lần mang thai trước đã bị suy giãn tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này và bệnh thường tiến triển nặng hơn.
      • Thay đổi lưu lượng máu: Mang thai làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ để nuôi dưỡng bào thai, do đó tạo áp lực đối với các tĩnh mạch ở chân.
      • Thai nhi phát triển gây chèn ép: Khi bào thai càng phát triển tăng dần kích thước sẽ chèn ép lên các tĩnh mạch (đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới), làm giảm lưu thông máu và gây suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu.

suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

Các nguyên nhân khác: Mang đa thai, bị thừa cân, béo phì, hoặc thường xuyên đứng lâu, đi nhiều (do công việc) sẽ tạo áp lực đối với tĩnh mạch ở chân và gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

2. Phòng ngừa và điều trị

Tùy vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thích hợp, gồm có:

      • Điều trị nội khoa
      • Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật
      • Điều trị bổ trợ khác.

Để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai, bà bầu cần lưu ý:

      • Hạn chế hoặc tránh việc ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Thay vào đó, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt;
      • Khi ngồi nên kê chân để máu lưu thông tốt;
      • Khi nằm nên chú ý nằm nghiêng về bên trái để làm giảm áp lực đối với tĩnh mạch;
      • Không tăng cần nhiều hoặc quá nhanh, nên chú ý ăn uống để kiểm soát tốt cân nặng.

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thường không gây nguy hiểm đối với bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần khám thai định kỳ và theo lịch để kịp thời phát hiện các bất thường nếu có, từ đó được điều trị phù hợp.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?