Suy thai cấp tính trong chuyển dạ: nguyên nhân và triệu chứng

15:10 - 18/02/2022 Lượt xem: 309 Tác giả: Kim Ngân

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe dọa sinh mạng thai nhi, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Hậu quả của suy thai cấp tính rất khó đánh giá bởi vì có những hậu quả chỉ biểu hiện sau rất nhiều năm, ở độ tuổi đi học

Suy thai cấp tính là hậu quả của rối loạn trao đổi khí giữa mẹ và coon trong lúc chuyển dạ đẻ, làm cho thai bị thiếu oxy. Sự trao đổi này phụ thuộc phần lớn vào tuần hoàn ở hồ huyết và gai rau. Khi cung cấp oxy cho thai giảm đi, thai sẽ khởi động các cơ chế chuyển hóa và huyết động để thích nghi tồn tại

Suy thai cấp trong chuyển dạ: Nguyên nhân và triệu chứng

1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thai, có thể chia ra 3 nhóm sau:

  • Cơn co tử cung bất thường.
  • Chuyển dạ kéo dài bất thường.
  • Các nguyên nhân khác.

Cơn co tử cung bất thường

Cơn co tử cung cường tính có thể là nguyên phát, có thể là thứ phát do bất tương xứng thai – khung chậu (hay gặp), có thể do dung oxytocin không đúng. Cơn co tử cung cường tính có thể là:

- Tăng tần số cơn cơ (cơn co mau)

- Tăng cường độ cơn cơ (cơn co mạnh)

- Tăng cả tần số và cường độ (cơn có mau mạnh)

Cơn co tử cung cường tính làm giảm lưu lượng tuần hoàn ở hồ huyết, kéo dài thời gian ứ trệ máu trong hồ huyết dẫn đến thiếu O2 và ứ đọng CO2 ở thai.

Chuyển dạ kéo dài bất thường

Ở một số trường hợp, cơn co tử cung bình thường, không có bất tương xứng thai – khung chậu nhưng cổ tử cung mở rất chậm, thậm chí không mở. Thông thường hay gặp ở ngôi chỏm kiểu thế sau, đầu cúi không tốt. Nếu cứ để tình trạng này, bệnh nhân sẽ gặp mệt mỏi, lo lắng, cơn co tử cung sẽ bị rối loạn và gây ra suy thai.

Các nguyên nhân còn lại

Cơn co tử cung hoàn toàn bình thường có thể gây ra suy thai vì trao đổi mẹ - con bị rối loạn do các bệnh lý khác nhau gây ra.

  • Nguyên nhân của mẹ

Cung cấp máu cho hồ huyết không đủ:

- Mạn tính: Nhiễm dộc thai nghén, thai giá tháng, bệnh huyết áp cao sẵn có…các bệnh này thường làm cho thai suy dinh dưỡng, dễ có nguy cơ suy thai cấp tính trong chuyển dạ.

- Cấp tính: Các tình trạng choáng (rau tiền đạo, rau bong non…)

- Tụt huyết áp do nằm ngửa, dunfgt huốc hạ huyết áp quá liều, choáng do các phương pháp giảm đau (gây tê ngoài màng cứng có thể gây tụt huyết áp do liệt mạch)

- Độ bão hòa O2 của máu mẹ không đủ: Mẹ bị thiếu máu, bệnh tim nặng, bệnh phổi (hen phế quản)

  • Nguyên nhân của phần phụ

- Bánh rau: Diện tích trao đổi bị giảm( rau bong non, u mạch màng đệm…)

- Dây rốn: Sa dây rốn trước ngôi, bên ngôi, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ chặt, bất thường về giải phẫu dây rốn.

  • Nguyên nhân của thai

Một số trường hợp thai đã bị yếu sẵn, luôn bị đe dạo suy thai cấp tính trong chuyển dạ. Đó là: thai non tháng, thai già tháng, thai suy dinh dưỡng, thai đôi, thai bị thiếu máu, nhiễm trùng.

2. Triệu chứng

Suy thai cấp tính có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Những thai yếu, có nguy cơ cao thì suy thai có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu chuyển dạ vì cơn co tử cung là một yếu tố tấn công làm cho trao đổi ở bánh rau vốn đã rốn loạn nay nặng thêm lên.

  • Nước ối lẫn phân su:

- Thường phát hiện ra khi vỡ ối. Cần phải chủ động phát hiện nước ối lẫn phân su ngay khi bắt đầu chuyển dạ, ối chưa vỡ bằng thủ thuật soi ối. Nưới ối lẫn phân su là một nhân chứng suy thai trong quá khứ hay hiện tại. Phân su có từ lâu trong nước ối sẽ hòa tan đều. Nguy cơ bị suy thai rất là cao khi nước ối lẫn phân su.

- Nước ối lẫn phân su mở đường cho nhiễm trùng, tiên lượng nặng khi trẻ hít phải phân su. Chỉ với triệu chứng ối lẫn phân su không đủ chẩn đoán suy thai. Có tác giả chỉ thấy 1/3 sô trường hợp thai bị toan hóa là có nước ối lẫn phân su và chỉ có 20% sô trường hợp nước ối lẫn phân su là có toan hóa ở thai.

  • Biến đổi nhịp tim thai

- Nghe nhịp tim thai bằng ống nghe sản khoa vị trí mỏm vai của thai. Bình thường tần số tim thai dao động trong phạm vi 120 - 160 lần/ phút. Ngoài cơn co tử cung tiếng tim thai rõ. Nếu có tim thai có thể thấy: Nhịp tim thai nhanh (trên 160 lần/ phút): Nhịp tim thai chậm (  dưới 120 lần/ phút), nhịp tim thai không đều. Cổ điển thấy tiếng tim thai yếu đi, mờ, xa xăm.

- Từ khi có theo dõi chuyển dạ bằng máy điện tử (monitor) thì phương pháp nghe tim thai bằng ống nghe sản khoa có nhiều nhược điểm. Không thể theo dõi liên tục nhịp tim thai, không thể nghe được nhịp tim thai trong lúc có cơn co tử cung. Vì vậy phát hiện suy thai bằng ống nghe thường chậm và không chính xác.

  • Triệu chứng trên monitor

- Monitoring là phương pháp sử dụng máy theo dõi liên tục đồng thời cả cơn co tử cung và nhịp tim thai. Cơn co tử cung và nhịp tim thai được ghi trên giấy là cơ sở để phân tishc kết quả.

- Đường ghi cơ co tử cung cho biết: Cường độ cơn co, trương lực cơ bản của tử cung và tần số cơn co (là số cơn co trong khoảng thời gian 10 phút). Cường độ cơn co và trương lực cơ bản tử cung chỉ có giá trị thật nếu đầu dò đặt trong buồng tử cung (phương pháp ghi trong). Đường ghi nhịp tim thai cho thấy: Nhịp tim thai cơ bản, độ dao động của nhịp tim thai và biến đổi nhịp tim thai liên quan với cơn co tử cung.

- Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120-160 lần/ phút.

- Nhịp tim thai nhanh có thể gặp khi mẹ sốt, mẹ dung thuốc, thai bị nhiễm trùng. Nhịp tim thai nhanh có thể có nguồn gốc từ suy thai. Nhịp tim thai nhanh là từ 160 lần/ phút trở lên.

- Nhịp tim thai chậm là dưới 120 lần/ phút. Nhịp tim thai chậm thông thường là biểu hiện của suy thai. Nếu nhịp tim thai chậm, kéo dài trên 3 phút là phải nghĩ đến suy thai.

- Đối với độ dao động tim thai, nếu xuất hiện nhịp phẳng (dao động nhịp tim thai dưới 5 lần/ phút), xuất hiện khi thai bị suy rất nặng, đôi khi còn gặp lúc thai ngủ. Trong trường hợp thai ngủ, nếu kích thích thai (sờ nắn, lắc đầu thai…) mà nhịp phẳng mất đi thì là bình thường. Nhịp phẳng có thể xuất hiện trong trường hợp thai vô sọ, thai rất non tháng, trong một số trường hơp dị dạng tim.

- Đánh giá mối tương quan giữa nhịp tim thai và cơn co tử cung:

+ Biến đổi loại I (DIP I) gặp ở giai đoạn đầu của suy thai, khi nhịp tim thai chậm nhất trùng vào đỉnh của cơn co tử cung hoặc chênh lệch với đỉnh cơn co tử cung dưới 20 giây. Loại biến đổi này cũng có thể xuất hiện khi đầu thai nhi bị ép vào khung chậu. Phản xạ khi kích thích trung tâm điều hòa nhịp tim của dây X, giống như phản xạ khi ấn nhãn cầu làm chậm nhịp tim. Nếu DIP I xuất hiện liên tục sẽ dẫn đến thiếu oxy cho thai và suy thai.

+ Biến đổi loại II (DIP II) gặp ở giai đoạn sau của suy thai, nhịp tim thai lúc chậm nhất xuất hiện sau đỉnh của cơn co tử cung từ 20 giây đến 60 giây. Cơn co tử cung là nguyên nhân chính gây ra loại biến đổi này. Tình trạng thiếu oxy nặng nề nhất vào thời điểm khi hết cơn co tử cung.

Biến đổi hỗn hợp (DIP biến đổi) thường gặp trong suy thai cấp do dây rốn ngắn, sa dây rốn… khi nhịp tim thai thấp nhất có lúc trùng với đỉnh cơn co tử cung, có lúc sau đỉnh cơn cơ tử cung không theo quy luật nào.

  • Vi định lượng PH máu thai: là phương pháp duy nhất chẩn đoán chính xác thai suy cấp tính trong chuyển dạ, đánh giá mức độ suy thai. Đây là kỹ thuật thăm dò được thực hành từ năm 1961 bởi Saling. Khi màng ối đã vỡ, người ta trích da ở ngôi thai lấy một giọt máu mao mạch đã được động mạch hóa đưa vào một ống nhỏ và đưa vào máy Astrup để phân tích. Xét nghiệm cho kết quả sau 1-2 phút. Trong quá trình chuyển dạ, các giá trị giao động trong một phạm vi lớn, nhưng giới hạn bình thường là: pH > 7,25, pCO2 < 60 mmHg, pO2 > 15 mmHg, BE > 8 mEq. Nếu pH < 7,2 chắc chắn là bệnh lý, thai bị suy. Nếu có nhịp tim thai bất thường trên monitoring thì phải vi định lượng pH máu thai nhi để quyết định tiếp tục theo dõi thai hay đình chỉ thai ngay.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén