Suy thai do dây rốn thắt nút
03:00 - 17/07/2020 Lượt xem: 629
Dây rốn thắt nút – một trong những trường hợp hiếm gặp trong mang thai và sinh nở nhưng cũng là mối nguy hiểm “đe dọa” hàng triệu mẹ bầu. Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 – 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi […]
Dây rốn thắt nút – một trong những trường hợp hiếm gặp trong mang thai và sinh nở nhưng cũng là mối nguy hiểm “đe dọa” hàng triệu mẹ bầu. Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 – 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi gặp phải tình trạng này cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.
1. Dây rốn thắt nút là gì ?
Dây rốn là mối dây kết liền giữa mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ; dây rốn cung cấp khí ô-xy và dưỡng chất cho bé và giúp thải chất thải của bé ra ngoài .
Đúng như tên gọi, dây rốn thắt nút là hiện tượng dây rốn tự tạo thành nút thắt bên ngoài trong quá trình thai xoay chuyển vận động trong buồng ối. Tỷ lệ dây rốn thắt nút chỉ xảy ra ở khoảng 0,3-2,2% thai phụ; đa phần rốn thắt lỏng lẻo và không gây nguy hại cho bé trong quá trình mang thai. Nhưng khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi; hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ.
2. Nguyên nhân gây tình trạng dây rốn thắt nút
Khó có thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn thắt nút ở em bé. Theo các bác sĩ thì dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn.
Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm:
- Dây rốn dài
- Kích thước thai nhỏ
- Đa ối
- Thai nhi là bé trai nên vận động nhiều hơn
- Song thai một túi ối
- Thai nhi hoạt động quá nhiều…
3. Dây rốn thắt nút gây nguy hiểm như thế nào ?
Dây rốn thắt nút có các trường hợp như: dây rốn thắt lỏng và dây rốn thắt chặt; mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tùy tình trạng thắt nút của dây rốn. Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn; ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở; em bé không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng và có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ em bé luôn chuyển động thông qua việc nghịch, xoay đầu;…sẽ khiến các nút thắt dây rốn bị chặt. Và điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ; khi đầu em bé được đẩy ra ngoài; dây rốn cũng kéo xuống và nút thắt trở nên chặt hơn gây thiếu máu và oxy cho thai nhi. Đặc biệt những trường hợp thai chuyển dạ sinh ngã âm đạo với dây rốn thắt nút có thể gây thiếu máu não, bại não hoặc thai tử ngay sau sinh.
4. Chẩn đoán và xử trí dây rốn thắt nút
Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút dựa vào chủ yếu là siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D. Cần phân biệt với dây rốn thắt nút giả do sự dày lên của thạch Wharton hoặc phù nề mạch máu dây rốn, và không gây nguy hại gì cho thai nhi trong thai kỳ và thời kỳ chuyển dạ.
Theo dõi chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời. Trường hợp dây rốn thắt nút lỏng vẫn có thể sinh thường ngã âm đạo.
Cuối cùng, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút, chỉ có tầm soát và siêu âm đánh giá tình trạng dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai ở cơ sở y tế tin cậy giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng.
Vì vậy để giảm các nguy cơ biến chứng do dây rốn thắt nút gây ra mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện có hiện tượng dây rốn thắt nút cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ