Tắc tia sữa sau sinh-những điều mẹ cần biết
04:23 - 22/02/2021 Lượt xem: 453
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ. Tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của […]
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ. Tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của mẹ. Cụ thể như bệnh lý viêm, nhiễm trùng tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú.
1. Tắc tia sữa là gì?
Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.
2. Nguyên nhân
- Chưa làm thông các đầu tia sữa ở núm vú của mẹ
- Bé bú mẹ quá ít, lượng sữa dư thừa quá nhiều
- Bé bú mẹ không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress sau sinh gây ảnh hưởng đến quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động. Căng thẳng khiến giảm sản xuất hormone oxytocin, làm ngừng hoạt động sản xuất sữa của cơ thể.
- Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không bú hết hoặc mẹ không vắt hết lượng sữa dư thừa là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng và tắc tia sữa. Điều này có thể khiến mẹ bị đau tức bầu ngực hoặc sốt nhẹ.
- Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát cũng có thể gây ra tắc các tuyến sữa do ngực phải chịu áp lực lớn. Ngoài ra, mẹ thường xuyên nằm úp cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự.
- Núm vú phẳng hoặc tụt vào bên trong gây khó khăn cho bé trong quá trình bú, đồng thời cản trở sữa thoát ra ngoài
- Vệ sinh núm vú chưa đúng cách
- Vệ sinh lưỡi, miệng của trẻ chưa đúng cách, vô tình khiến vi khuẩn từ miệng trẻ tấn công núm vú
- Sau khi bé bú xong vẫn còn một lượng sữa thừa nhất định và mẹ không vắt lượng sữa này ra
3. Triệu chứng
Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Biểu hiện của tắc tia sữa bao gồm:
- Bầu vú căng, cứng, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến người mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu
- Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.
- Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.
- Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.
- Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.
- Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra
- Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…
Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn; tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.
Tắc tia sữa không những khiến mẹ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến lượng sữa của con khiến con không được bú đủ no mà còn có thể dẫn đến những nguy hiểm khác như áp xe vú, trầm cảm sau sinh vì áp lực và mệt mỏi do tắc tia sữa, thậm chí là nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.