googleb578e89369db4e48.html

Tắc tia sữa sau sinh: Nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa

16:10 - 24/02/2023 Lượt xem: 425 Tác giả: Thu Hoàng

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn cho người mẹ. Tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị sớm để sức khỏe của mẹ không bị ảnh hưởng cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn.

1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

Thông thường, từ 2 – 3 ngày sau khi sinh, bầu vú của mẹ sẽ căng cứng, nặng và cảm giác nóng. Sữa được tiết ra thành các tia có cảm giác nổi cục gây hiện tượng căng sữa. Nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến tắc tia sữa. Thậm chí mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng nếu tình trạng này kéo dài nên mẹ cần quan sát cơ thể mình để phát hiện bất thường sớm nhất.

tắc tia sữa sau sinh

Nguyên nhân gây tắc tia sữa:

  • Mới sinh: Sau khi sinh, sữa đã được sản xuất nhiều trong bầu ngực nhưng lại chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú dẫn đến ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng và gây tắc tia sữa. Mẹ có thể bị sốt nhẹ trong trường hợp này.
  • Mẹ nhiều sữa: Nhiều sản phụ có nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết dẫn đến sữa dư thừa tồn đọng trong bầu ngực, gây tắc nghẽn. Với trường hợp này, mẹ nên hút sữa ra ngoài thay vì chỉ cho bé bú trực tiếp.
  • Bé bú không đúng khớp: Nhiều trường hợp bé vẫn ngậm vú và mút nhưng nếu bé ngậm không đúng khớp thì con sẽ không bú được hết lượng sữa mẹ sản xuất ra. Sữa dư thừa sẽ tồn đọng lại và gây tắc tia sữa.
  • Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên, thường là trên 5 tiếng sẽ khiến sữa bị tồn đọng, gây bít tắc ống dẫn sữa.
  • Ngực chịu áp lực: Nếu sau sinh mẹ mặc áo ngực quá chặt, quá bó có thể khiến tia sữa bị chèn ép và gây tắc. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây nên tình trạng này.
  • Ít hút sữa: Bé bú mẹ trực tiếp có thể không bú được hết lượng sữa mà mẹ sản xuất ra. Nếu bạn không hút sữa hoặc hút chưa hết sữa cũng có thể gây tắc tia sữa do lượng sữa dư thừa ứ đọng lâu trong bầu ngực.

2. Triệu chứng khi bị tắc tia sữa sau sinh

Triệu chứng của tắc tia sữa thường biểu hiện từ từ, từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các triệu chứng diễn ra rất nhanh chóng và rõ rệt.

  • Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này là bầu ngực của mẹ căng cứng, đau nhức và ngày càng nặng hơn.
  • Sữa cũng tiết ra ít hơn, thậm chí không tiết sữa nữa kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa.
  • Bầu ngực của mẹ bắt đầu xuất hiện những cục cứng, gồ ghể, có kích thước khác nhau, sờ vào cảm thấy đau nhức.
  • Sau đó, mẹ có thể có biểu hiện sốt, nhiều trường hợp có thể bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi…
  • Xung quanh bầu ngực xuất hiện các nốt sần, sờ vào ngực có cảm giác nóng bất thường.

tắc tia sữa sau sinh

3. Điều trị tắc tia sữa tại nhà

Việc điều trị tắc tia sữa chính là làm tan các cục sữa bị ứ đọng, vốn cục, khơi thông tia sữa… Mẹ có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng này.

  • Trước khi cho bé bú, mẹ nên chườm ấm bầu ngực bằng cách chườm khăn ấm, đồng thời massage ngực nhẹ nhàng để giúp lưu thông dòng sữa.
  • Sau khi bé bú xong, mẹ nên hút sữa bằng máy hoặc máy tay để đảm bảo hút hết lượng sữa còn dư trong bầu ngực, không để sữa còn sót lại gây ứ đọng.
  • Nên cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
  • Mẹ xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn để giúp kích thích và khơi thông tia sữa.
  • Với trường hợp tắc tia sữa sau sinh lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm vú, áp xe vú thì mẹ cần đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn cách điều trị. Nhiều trường hợp phải sử dụng kháng sinh, thậm chí phải trích thải mủ mới có thể chữa được.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

TAGS: sau sinh,

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết