Tai biến khi truyền máu và cách xử trí

00:59 - 17/05/2020 Lượt xem: 2420

Truyền máu là tình trạng người bệnh nhận máu hoặc các chế phẩm máu (hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương) từ người khác. Đây là biện pháp khá phổ biến nhằm bồi hoàn lượng máu đã mất hoặc điều chỉnh những bất thường trong máu mà không có biện pháp khác để thay thế. […]

Truyền máu là tình trạng người bệnh nhận máu hoặc các chế phẩm máu (hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương) từ người khác. Đây là biện pháp khá phổ biến nhằm bồi hoàn lượng máu đã mất hoặc điều chỉnh những bất thường trong máu mà không có biện pháp khác để thay thế. Truyền máu không gây đau, có thể hơi khó chịu vì kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay nhưng vẫn có trường hợp gặp các tai biến truyền máu nguy hiểm cần phải xử trí kịp thời.

1.Tai biến tức thì: Là tai biến xảy ra ngay sau khi truyền máu.

– Sốc: Là tai biến nặng nhất

Nguyên nhân:

    • Bất đồng nhóm máu: Truyền nhầm nhóm máu

                                           Truyền nhóm O nguy hiểm

    • Độc tố trong chai máu bị nhiễm khuẩn
    • Phản ứng phản vệ
    • Quá tải

Triệu chứng

    • Xảy ra rất nhanh khi huyết tán nội mạch.
    • Triệu chứng báo trước: Truyền được 10-20ml, bệnh nhân đau vùng hông, nhức đầu, sợ sệt; đau thắt vùng ngực, mạch nhanh yếu.
    • Da mặt tím, tái nhợt, choáng
  • Tai biến khi truyền máu
    Sốc là tai biến nặng nhất khi truyền máu
    • Huyết áp hạ, có thể chết nhanh do choáng. Sau vài giờ có hiện tượng huyết tán.
    • Đái ra Hb, nước tiểu đỏ sẫm
    • Da, niêm mạc vàng nhợt.
    • Thiếu máu
    • Sau đó vô niệu do suy thận. Vô niệu sớm là do hậu quả của choáng. Vô niệu muộn sau 24h do viêm các ống thận do Hb ứ đọng trong ống thận dẫn đến tắc ống thận, viêm thận.
    • Lách có thể sờ được nhưng không to lắm.
    • Xuất huyết hiếm gặp do đông máu nội quản rải rác. Do tiêu hồng cầu giải phóng ra các yếu tố sinh thromboplastin làm tăng sợi huyết và hình thành các cục huyết.

Xử trí:

Chống choáng

Chống vô niệu

Ngừng ngay truyền máu nhưng vẫn để kim tại chỗ để truyền huyết thanh( loại có phân tử to để chống choáng như dextran, plasma, subtosan)

Giữ lại chai máu gây tai biến để kiểm tra xem có đúng với nhóm máu bệnh nhân không.

Làm một số test như Coombs để tìm một số kháng thể bất thường ở bệnh nhân.

– Do quá tải

    • Do tăng khối lượng máu:

Gặp ở những trường hợp truyền máu với khối lượng lớn hoặc tốc độ quá nhanh, dẫn tới tim bị ứ trệ, suy tim, phù phổi cấp.

truyền máu
Truyền máu với khối lượng lớn có thể gây tai biến cho người bệnh

Dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ có bệnh tim, suy hô hấp, bệnh phổi, suy thận. Không nên truyền quá 3 giọt/kg/phút.

Bệnh nhân tim, cao huyết áp nên truyền khối hồng cầu.

Xử trí: Ngừng truyền khi có ứ trệ tuần hoàn, phình mạch máu cổ; ứ đọng hai đáy phổi, nhịp tim nhanh, ho…

    • Tăng citrat

Dung dịch chống đông để lấy máu là ACD chứa nhiều citrate. Khi truyền khối lượng lớn, Na trong citrate sẽ được thay thế bằng Ca là giảm calci máu, tetani và máu chậm đông.

    • Tăng K máu.

Trong máu dự trữ trên 10 ngày có hiện tượng trao đổi điện giải giữa Na và K qua màng hồng cầu, K trong huyết tương tăng làm rối loạn nhịp tim, rung thất , ngừng tim.

    • Tăng NH4.

Máu dự trữ NH4 tăng khi truyền máu dự trữ lâu cho người suy gan dễ bị tăng ammoniac gây hôn mê.

– Nhiễm độc tố vi khuẩn trong máu truyền

Máu dự trữ bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu là trực khuẩn Gram(-) do độc tố gây choáng, trụy mạch.

Người bệnh có những triệu chứng như:

Sau khi truyền 30-50ml thấy rét run kéo dài 30 phút tới 1 giờ.

Đau bụng vùng thượng vị hoặc đau tản mạn, không đau khu trú vùng hông; không tức ngực như tan huyết.

Rối loạn tiêu hóa nặng, ỉa chảy, nôn

Sốt cao, tái nhợt, sợ sệt.

Đái ít nhưng nước tiểu không sẫm màu nên không nghĩ đến bất đông nhóm máu.

Huyết áp tụt dần.

Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng choáng, trụy mạch.

Xử trí:

Chống choáng

Chống nhiễm khuẩn.

– Phản ứng sốt cao rét run: rất hay gặp.

Nguyên nhân:

    • Có chất gây sốt trong dụng cụ, dung dịch truyền.
    • Do miễn dịch hồng cầu, các nhóm phụ
    • Có kháng thể bạch cầu, kháng thể tiểu cầu ở người nhận.
    • Do nhiễm bẩn vi khuẩn ở chai máu.

Đôi khi không có nguyên nhân, do máu lạnh, truyền quá nhanh.

Triệu chứng:

Sau khi truyền 30 phút, bệnh nhân sốt cao đột ngột, rét run, nhức đầu nhưng huyết áp không hạ, mặt không tái sau khi ngừng truyền bệnh nhân hết sốt, trở lại bình thường.

– Dị ứng

Tai biến dị ứng thường nhẹ như nổi mề đay, phù Quink, lên cơn hen ở bệnh nhân có thể trạng hen.

-Tai biến do đưa chất lạ

    • Tắc mạch do truyền phải bóng hơi
    • Tắc mạch do mảnh cao su, thủy tinh, đám ngưng kết bạch cầu, tiểu cầu…
    • Truyền phải nước cất gây tan máu nhanh.

2. Tai biến xảy ra sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng

– Nhiễm khuẩn sau truyền máu

    • Viêm gan
    • Sốt rét
    • Giang mai
  • người hiến máu tình nguyện
    virus HIV
    • HIV

– Nhiễm sắt

Lâm sàng: Da sạm, gan to, tim to, lách to, Fe huyết thanh tăng.

Điều trị: Desferan 500 mg tiêm dưới da trong vòng 8 giờ.

– Xuất huyết sau truyền máu

Nguyên nhân: Do cơ thể người nhận sản sinh ra kháng thể PLA1 kháng kháng nguyên PLA1 truyền vào. Ngoài ra còn do phức hợp miễn dịch HLA kháng HLA.

Điều trị: Dùng corticoid, truyền tiểu cầu cùng nhóm PLA1.

3. Tai biến truyền máu khác

Tai biến này là do hậu quả của truyền máu bất đồng xảy ra sau 24-48 giờ. Đó là suy thận và vàng da.

    • Suy thận

Hậu quả do co mạch, huyết khối ở mao mạch cầu thận, rối loạn huyết động trong sốc, đông máu trong mạch lan tỏa, tan máu trong mạch gây tắc ống thận.

    • Vàng da

Vàng da sớm 1-2 ngày sau truyền máu do vỡ nhanh hồng cầu truyền vào, các dấu hiệu huyết tán nhẹ, nước tiểu sẫm màu, lách không to.

Nguyên nhân:

Máu người nhận mang sẵn một số kháng thể tự nhiên như La, P1, M, N…

Bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần hoặc có thai nhiều lần với các kháng nguyên hiếm như Kell, Kidd… tạo ra kháng thể miễn dịch đồng loại.

Nếu bệnh nhân lần này được truyền máu có chứa một trong các kháng nguyên kể trên sẽ xảy ra cơ chế miễn dịch, gây huyết tán nhẹ, không gây choáng, bệnh nhân vẫn thiếu máu tuy đã được truyền máu.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang