googleb578e89369db4e48.html

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

08:07 - 12/03/2021 Lượt xem: 412

Xét nghiệm máu khi mang thai là bước quan trọng trong quá trình dưỡng thai của phụ nữ. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của sản phụ và quá trình phát triển của em bé.

1. Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi; đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung; bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Dựa vào các chỉ số trên kết quả, các bác sĩ còn đưa ra những dự đoán về nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra được an toàn. Việc phát hiện sớm các nguy cơ sẽ giúp chủ động hơn trong việc đưa ra những phương án can thiệp phù hợp và kịp thời để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc

2. Thời điểm bà bầu cần xét nghiệm máu

Thông thường không có bất kỳ quy định bắt buộc nào về việc yêu cầu thai phụ phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, xét nghiệm máu trên thực tế là cần thiết với mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Bên cạnh đó, vào khoảng tuần từ 28 trở đi, khi đăng ký sinh tại một số bệnh viên thì các mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số về nhóm máu, sự đông máu hay một số bệnh về máu,… để có chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn sau này

3. Các xét nghiệm cần làm khi mang thai

Thông thường khi mang thai bà bầu cần làm những xét nghiệm như kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Trong đó:

      • Nhóm máu:

Xác định nhóm máu (O/ A/ B/ AB) của thai phụ để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong cuộc sinh.

      • Yếu tố Rh:

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-; trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+; dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể; phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.

      • Huyết đồ:

Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia) – gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.

      • Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi:

Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ; đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.

      • Hàm lượng sắt, canxi:

Trong quá trình tạo máu, sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu. Hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt là vô cùng phổ biến trong quá trình mang thai. Việc phát hiện sớm thông qua xét nghiệm sẽ giúp thai phụ nhanh chóng bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, giúp dây thần kinh, cơ bắp khỏe mạnh, giúp điều hòa nhịp tim và khả năng đông máu bình thường. Nếu bạn không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống hằng ngày, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn, dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

4. Ngoài xét nghiệm máu, bà bầu có thể phải làm những xét nghiệm khi mang thai như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Đo lượng protein, albumin, nitrite… trong nước tiểu xem mẹ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
  • Xét nghiệm sàng lọc di truyền bằng kỹ thuật sinh thiết gai nhau; chọc dò nước ối: Được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có hình ảnh siêu âm bất thường; hoặc mẹ lớn tuổi (trên 35), gia đình có tiền sử bệnh di truyền, mẹ từng sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Sinh thiết gai nhau – CVS (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 10 – 12): Phân tích các bất thường nhiễm sắc thể của mẫu tế bào lấy ở màng đệm bao quanh phôi thai; qua đó chẩn đoán sớm một số bệnh di truyền nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwads…
  • Chọc dò nước ối (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 15 – 18): Một lượng nước ối chứa các tế bào từ da của em bé được hút ra để kiểm tra nhằm tầm soát hội chứng Down, dị tật ống thần kinh…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH