Thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
17:00 - 28/10/2023 Lượt xem: 445 Tác giả: Thu Hoàng
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai, xét nghiệm nước tiểu giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời kiểm tra đánh giá sức khỏe mẹ và bé, tầm soát một số nguy cơ trong thai kỳ.
1. Vai trò của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được đưa đi phân tích để xác định liệu có đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, thận,... hay có bất kỳ vấn đề nào khác hay không. Dựa vào các thông số bất thường của các thành phần trong nước tiểu, bác sĩ có thể phán đoán ra được bệnh.
Việc xét nghiệm nước tiểu này cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên. Không thể khẳng định rằng, lần kiểm tra nước tiểu trước đó không có vấn đề gì thì lần kiểm tra này cũng như vậy. Vì thế, mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, tốt nhất là làm theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Lý do cần làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiểu.
Chỉ số cho phép Leukocytes (LEU ca)( tế bào bạch cầu): 10-25 Leu/UL.
Chỉ số cho phép Nitrate (NIT): 0.05-0.1 mg/dL.
Nguy cơ tiền sản giật
Nồng độ đạm trong nước tiểu tăng cao, đi kèm với triệu chứng cao huyết áp có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Thận có vấn đề
Nếu đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xảy ra trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, cần được thăm khám kỹ hơn.
Chỉ số cho phép Blood (BLD) 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL.
Thiếu hụt carbonhydrate
Ketone chỉ xuất hiện khi quá trình phân giải chất béo và tiêu hóa thức ăn để tạo năng lượng thiếu hụt carbonhydrate. Khi nồng độ ketone trong nước tiểu tăng cao, và mẹ bầu không thể nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dù trong những lần xét nghiệm trước đó, bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào, xét nghiệm nước tiểu vẫn rất cần thiết trong những lần khám thai tiếp theo. Vì đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc một bệnh lý liên quan đến thận cần được điều trị.
Chỉ số cho phép Ketone: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nếu trong nước tiểu bạn xuất hiện một lượng đường, gặp ở nhiều lần thử nước tiểu, có nguy cơ bạn bị tiểu đường thai kỳ, những trường hợp này mẹ bầu sẽ được hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường xét nghiệm glucose sớm để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
Chỉ số cho phép Glucose (Glu) nằm trong khoảng: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
3. Khi nào mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng cần thiết. Lần đầu tiên khám thai bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như: bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu...
Bước vào tuần 12 của thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được xem là xét nghiệm quan trọng để giúp mẹ tầm soát được những nguy cơ có thể xảy ra như: các bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường...
Và bạn được xét nghiệm lại mỗi tháng để đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật (có đạm niệu và cao huyết áp). Thai kỳ nguy cơ tiền sản giật thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể diễn biến thành tiền sản giật nặng hoặc sản giật, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và con.
4. Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu
Để quá trình xét nghiệm nước tiểu được diễn ra thuận lợi mẹ bầu cần lưu ý:
Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, không nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit quá cao vì sẽ dễ làm thay đổi môi trường của âm đạo;
Mẹ không nên ăn các loại thực phẩm có màu đậm vì có thể khiến nước tiểu đổi màu như: củ cải đường, quả mâm xôi hoặc đại hoàng...
Trước khi thực hiện xét nghiệm mẹ bầu không nên tập thể dục quá sức.
Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả viên uống vitamin, thực phẩm chức năng vì những thành phần trong thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Một số loại thuốc cũng làm thay đổi màu sắc nước tiểu như các loại thuốc chống đông, metronidazole, sulfonamide, sắt sulfate ..
Để có được những tư vấn chính xác nhất giúp cho thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu có thể đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.