Tại sao phải xét nghiệm HCG
03:22 - 12/04/2020 Lượt xem: 313
Xét nghiệm HCG dùng để xác định có thai hay không, được chỉ định để chẩn đoán tình trạng thai, xác định chửa trứng, thai ngoài tử cung và tầm soát một số bệnh lý khác. 1. Vai trò của hormone HCG trong thai nghén HCG xuất hiện để duy trì hoàng thể. Nó cho […]
Xét nghiệm HCG dùng để xác định có thai hay không, được chỉ định để chẩn đoán tình trạng thai, xác định chửa trứng, thai ngoài tử cung và tầm soát một số bệnh lý khác.
1. Vai trò của hormone HCG trong thai nghén
- HCG xuất hiện để duy trì hoàng thể.
Nó cho phép tổng hợp progesterone và estrogen và hỗ trợ nội mạc tử cung là chỉ điểm quan trọng của tình trạng thai nghén.
Beta HCG được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu của người mẹ trong khoảng 8-9 ngày sau khi rụng trứng.
- HCG đóng vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai:
HCG giúp duy trì hoàng thể; giúp hoàng thể tiếp tục sản xuất hormone estrogen và progesterol trong khoảng 4 tháng đầu của thai kỳ. Hormone progesterol giúp duy trì niêm mạc tử cung để phôi thai phát triển.
Nếu nồng độ HCG thấp, hoàng thể bị suy; hormone progesterol giảm sẽ khiến niêm mạc tử cung bị bong ra; dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến nguy cơ xảy thai.
- HCG giúp kích thích sản xuất testosterol của thai nhi; giúp hình thành giới tính thai nhi.
- HCG giúp tăng cường sản xuất corticosteroid và ức chế đáp ứng tế bào lympho của mẹ; từ đó giảm các đáp ứng miễn dịch của cơ thể mẹ; làm giảm phản ứng của cơ thể mẹ đối với thai, giúp bảo vệ thai.
2. Tại sao phải xét nghiệm HCG
Mục đích của xét nghiệm nồng độ HCG trong thai nghén là:
- Xác định có thai hay không.
- Chẩn đoán phát hiện thai sớm khi mới trễ kinh
- Chẩn đoán thai ngoài tử cung.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe của thai
- Để chẩn đoán chửa trứng
- Tính tuổi thai
- Tầm soát hội chứng Down
3. Hình thức xét nghiệm beta HCG?
Mức độ đầu tiên có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12-14 ngày sau khi thụ thai bằng xét nghiệm nước tiểu.
Hình thức xét nghiệm HCG bằng nước tiểu qua que thử thai, nếu kết quả dương tính sẽ xuất hiện hai vạch đỏ trên que. Kết quả này có thể cho người phụ nữ biết mình có thai hay không nhưng sẽ không thể đo được chính xác nồng độ HCG trong cơ thể. Hơn thế nữa, xét nghiệm nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mất nước và thời gian trong ngày mà bạn kiểm tra.
Vì vậy để biết được chính xác kết quả và chỉ số nồng độ HCG thì người phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm máu để có được kết quả cuối cùng ngay cả trong trường hợp nồng độ hCG khá thấp.
Thông thường, mức độ hCG sẽ tăng gấp đôi cứ sau 48 đến 72 giờ. Mức độ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong 8-11 tuần đầu tiên của thai kỳ và sau đó sẽ giảm dần và chững lại trong phần còn lại của thai kỳ.
4. Xác suất chính xác của xét nghiệm beta HCG
Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm beta HCG không phải lúc nào cũng đạt 100%, trong một vài trường hợp kết quả có thể là âm tính giả và dương tính giả với thai kỳ.
Đối với trường hợp âm tính giả có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm quá sớm khiến lượng nhau thai tiết ra không đủ dẫn đến nồng độ HCG cũng không đo được chính xác.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể sản xuất ra một loại kháng thể có mảnh vỡ của HCG cũng cho ra kết quả dương tính giả.
Tóm lại, xét nghiệm beta HCG chỉ giúp người mẹ xác định việc có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua sự phát triển của bánh nhau, chứ không giúp nhận biết được giới tính, cân nặng hay chỉ số thông minh của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ bầu không cần quá lo lắng về nồng độ HCG và không nên theo dõi xét nghiệm liên tục mà quan trọng hơn phải có chế độ dưỡng thai hợp lý.