Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
04:07 - 25/03/2020 Lượt xem: 852
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ và 3 tuần đầu sau sinh. Tỷ lệ này chiếm khoảng 0,1 – 0,2% ở phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu mà phụ nữ có thai lại dễ mắc bệnh này ? Các bạn hãy cùng phòng […]
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ và 3 tuần đầu sau sinh. Tỷ lệ này chiếm khoảng 0,1 – 0,2% ở phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu mà phụ nữ có thai lại dễ mắc bệnh này ? Các bạn hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về chủ đề này nhé!
1. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Có thể gặp huyết khối tĩnh mạch sâu ở bất kỳ đâu tuy nhiên thường gặp nhất là các tĩnh mạch sâu ở chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu theo dòng máu về tim, được tim co bóp và đẩy lên phổi gây thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi là biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi mang thai
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động, ngồi trong nhiều giờ, hoặc bất động.
- Nằm nghỉ lâu tại giường do nguy cơ sinh non. Nếu hai chân không được sử dụng vận động để giúp bơm máu trở lại về tim thì việc tích tụ máu ở các chân sẽ xảy ra.
- Có một cuộc phẫu thuật trong khi đang mang thai, hoặc phải mổ lấy thai.
- Có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó.
- Bị rối loạn đông máu, có vấn đề chung về tuần hoàn máu; hoặc bất thường về di truyền trong cơ chế đông máu của cơ thể.
- Bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ.
- Bị tiểu đường thai kỳ.
- Bị mất nước cơ thể dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu.
- Mắc chứng tiền sản giật hoặc có vấn đề chung liên quan đến huyết áp.
- Có thai bị nhiễm trùng hoặc có những tình trạng phức tạp khác.
- Phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu khi mang thai hơn.
3. Tại sao khi mang thai dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ?
Khi mang thai có một số thay đổi đối với khuynh hướng đông máu, nhằm bảo vệ bà mẹ khỏi tình trạng xuất huyết tử cung không kiểm soát được. Điều này có nghĩa là máu của người mẹ sẽ dễ đông hơn; nhưng nó cũng đồng thời làm tăng nguy cơ gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch ở phụ nữ có thai cao hơn phụ nữ không mang thai từ 5-50 lần. Lúc này, các hợp chất trong máu có chức năng chống đông và giữ máu ở mức khỏe mạnh bình thường sẽ giảm đi. Sự kết hợp của các yếu tố trên làm cho phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng, vì dù mang thai làm tăng nguy cơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở các bà bầu vẫn khá thấp.
4. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì ?
Đề phòng tránh bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Không ngồi một chỗ quá lâu: Khoảng 30 – 45 phút bạn nên đứng lên đi lại để giúp cho tuần hoàn máu lưu thông xuống chân tốt hơn.
- Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít mỗi ngày, vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa phòng tránh nguy cơ mất nước .
- Không nên đặt gối hoặc đệm dưới bắp chân, cho dù nó có giúp bạn cảm thấy thoải mái thế nào đi nữa. Vì điều này có thể làm cản trở lượng máu tới 2 chân.
- Có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý: Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn đồng thời giúp tuần hoàn máu cũng lưu thông tốt hơn tránh nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Đi khám ngày khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh.
Trên đây là những điều cần lưu ý về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cho mẹ bầu. Nếu bạn nghi ngờ mình bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì đừng chần chừ hãy đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn; tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn