googleb578e89369db4e48.html

Tâm lý mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

08:23 - 13/12/2019 Lượt xem: 1795

Tâm lý mẹ bầu khi mang thai thường không ổn định. Họ sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào từng giai đoạn và liệu điều đó có ảnh hưởng đến sự phát triển thai không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 1. Sự thay đổi cảm xúc của […]

tâm lý mẹ bầu

Tâm lý mẹ bầu khi mang thai thường không ổn định. Họ sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào từng giai đoạn và liệu điều đó có ảnh hưởng đến sự phát triển thai không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Sự thay đổi cảm xúc của người mẹ qua từng giai đoạn

Khi mang thai hormone của người phụ nữ bắt đầu thay đổi. Chính sự thay đổi sinh lý này làm ảnh hưởng đến tâm  lý, cảm xúc của người mẹ.

    • Giai đoạn 3 tháng đầu: Buồn vui lẫn lộn

Ba tháng đầu do bị ốm nghén; nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.

Ở giai đoạn này dường như cảm xúc của người mẹ được phóng đại; khi vui thì vui quá sức, khi buồn, tuyệt vọng cũng chạm đỉnh. Khi mang bầu người mẹ rất dễ xúc động.

Đặc biệt với những người mẹ mang thai lần đầu sẽ có nhiều cảm xúc , áp lực hơn.

Tuần đầu mang thai: Hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn….Những người lần đầu làm mẹ, nhận vô số lời chúc mừng; sự chăm sóc của người thân bên cạnh sẽ mang đến hạnh phúc tột cùng. Đồng thời, cảm giác lo sợ cũng trộn lẫn vào niềm vui đó.

    • Giai đoạn 3 tháng giữa: Tâm lý của người mẹ dần ổn định

Trong giai đoạn này người mẹ cảm nhận rõ ràng về sự tồn tại của đứa trẻ;cảm nhận được từng cử động máy của thai nhi.

Lúc này người mẹ chuyển dần mối quan tâm sang thai nhi đang lớn lên từng ngày với những cử động ngày một mạnh và nhiều hơn.

    • Giai đoạn 3 tháng cuối: Thời điểm nhạy cảm

Giai đoạn này là thời điểm nhạy cảm nhất. Người mẹ cũng cảm thấy vui vì sắp được gặp bé yêu rồi.

Nhưng cũng cảm thấy lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Đặc biệt họ rất nhạy cảm về cầu chuyện sinh nở của các bà mẹ khác.

Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn. Nếu không được chia sẻ, động viên giai đoạn này mẹ bầu rất dễ bị trầm cảm.

2. Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé?

Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về mặt hành vi; nhận thức và tính cách của trẻ sau này

    • Ảnh hưởng đến trí thông minh và khả năng học tập của trẻ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi, khiến con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.

Các nghiên cứu về khả năng học tập và trí nhớ của trẻ cho thấy, những mẹ có rối loạn lo âu trong thời kỳ đầu của thai kỳ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm.

    • Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng tính cách trẻ

Tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn “góp phần” hình thành tính cách của trẻ.

Mặc dù tính cách của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách giáo dục của gia đình; xã hội,trường học..Nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu thường xuyên cáu gắt cũng sinh con dễ nổi giận,…

    • Trẻ có nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bầu bị căng thẳng; cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine – hai loại hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đáng nói là hai loại hormone này có thể “truyền” qua cho thai nhi thông qua nhau thai; khiến hệ thần kinh của trẻ không được ổn định và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động.

    • Trẻ có nguy cơ tự kỷ

Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần 32 trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần; kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38 – 40; tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.

Ở mẹ bị trầm cảm, các hooc môn tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hooc môn, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

    • Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ

Điều đáng buồn là có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói.

Người ta cho rằng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu

    • Hãy luôn nở nụ cười

Thai nhi tuy không thể nhìn thấy nụ cười của mẹ, nhưng lại hoàn toàn có thể cảm nhận được niềm vui hay nỗi buồn của mẹ. Vì thế, tâm lý vui vẻ của mẹ còn kích thích đại não hưng phấn, huyết áp, mạch đập, hít thở, dịch tiêu hóa ở trạng thái cân bằng, điều này vừa có lợi cho sức khỏe của mẹ, vừa cải thiện lượng máu đưa đến phôi thai, giúp thai nhi phát triển tốt.

    • Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn

Duy trì một lối sống khoa học. Bạn nên làm việc và có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý; tập thể dục thường xuyên để có tinh thần thoải mái.

Hãy luôn nghĩ rằng bạn chăm sóc tốt cho bản thân mình cũng chính là bạn đang chăm sóc cho bé yêu của bạn đó

Hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn nếu bạn thấy căng thẳng mệt mỏi bằng cách bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, shopping cùng bạn bè,đi dạo,..

    • Hãy tâm sự nhiều hơn để được chia sẻ

– Hãy trò chuyện với chồng, người thân của bạn về những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng một cách cởi mở họ sẽ giúp bạn giải tỏa được những lo âu và cảm thấy yêu đời hơn.

– Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

Sức khỏe và tính cách của thai nhi phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của người mẹ khi mang thai .Vì vậy các bà mẹ khi mang thai hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, nghỉ ngơi điều độ và giải trí thường xuyên, lạc quan yêu đời để có thể sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết