TẦM SOÁT CHLAMYDIA TRACHOMATIS Ở PHỤ NỮ MANG THAI
09:18 - 16/11/2020 Lượt xem: 684
Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) là một loại vi khuẩn Gram âm, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Số trường hợp nhiễm thực sự có thể nhiều hơn những gì được báo cáo; vì nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng hoặc thường không được điều trị. Phụ nữ từ 15 đến 24 tuổi […]
Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) là một loại vi khuẩn Gram âm, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Số trường hợp nhiễm thực sự có thể nhiều hơn những gì được báo cáo; vì nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng hoặc thường không được điều trị. Phụ nữ từ 15 đến 24 tuổi có tỉ lệ nhiễm cao nhất. Tỉ lệ nhiễm cao ở phụ nữ trẻ, khác nhau ở các chủng tộc; tỉ lệ nhiễm ở phụ nữ da đen gấp 5.9 lần phụ nữ da trắng.
1. Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ lây nhiễm Chlamydia bao gồm: quan hệ tình dục nhiều hơn một bạn tình; có tiền căn nhiễm Chlamydia trước đó; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và quan hệ không dùng bao cao su. Cổ tử cung (CTC) lộ tuyến, với sự hiện diện của tế bào niêm mạc trụ ở mặt ngoài CTC; xuất hiện nhiều ở phụ nữ trẻ; các tế bào lộ tuyến dễ bị tổn thương khi quan hệ và dễ bị lây nhiễm hơn. Tỉ lệ lây nhiễm C. Trachomatis từ nam sang nữ là khoảng 70%.
2. Ảnh hưởng của nhiễm Chlamydia trachomatis
Gây tình trạng viêm phụ khoa:
Cổ tử cung bị viêm do Chlamydia thường tiết nhiều dịch, có bọt, dễ chảy máu. Khám bệnh thông thường không phát hiện được viêm cổ tử cung hay viêm tiết niệu hoặc phân biệt được với các bệnh lý khác.
Gây viêm đường tiết niệu:
Viêm tiết niệu do Chlamydia thường kết hợp giữa tiểu khó và tiểu lắt nhắt, hiện diện leukocyte trong nước tiểu và cấy nước tiểu thì âm tính.
Nhiễm Chlamydia ngoài đường tiết niệu cũng có xảy ra.
Trong một báo cáo xác nhận, có 8.6% phụ nữ quan hệ đường trực tràng bị nhiễm Chlamydia trực tràng và 2.6% phụ nữ quan hệ đường miệng bị nhiễm Chlamydia ở miệng hầu. Nam giới bị nhiễm Chlamydia có thể có các triệu chứng: viêm tiết niệu, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng và cũng như phụ nữ, thường không có triệu chứng.
Gây viêm vùng chậu
Chlamydia là nguyên nhân thường gặp nhất là gây bệnh lí viêm vùng chậu, kết quả của quá trình lây nhiễm ngược dòng từ CTC lên cơ quan sinh dục trên (tử cung và vòi trứng). Các lây nhiễm gây viêm vùng chậu khác bao gồm: lậu cầu, vi khuẩn thường trú, Mycoplasma genitalium. Thời gian từ lúc nhiễm C. trachomatis đến khi có biểu hiện viêm vùng chậu khó xác định.
Những hậu quả của viêm nhiễm vùng chậu do Chlamydia bao gồm: vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mạn tính, sẹo xơ dính tai vòi – kết quả của quá trình viêm và phản ứng miễn dịch.
Làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
Các nghiên cứu tổng quan hệ thống cho thấy rằng khi đã mắc các bệnh lấy qua đường tình dục như C. Trachomastis sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Như một bệnh đồng nhiễm, Chlamydia làm tăng nguy cơ nhiễm HIV type 1.
Trong một nghiên cứu ở phụ nữ Zarian, nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn ở nhóm đã nhiễm Chlamydia so với nhóm chưa từng nhiễm. Tổn thương niêm mạc do Chlamydia cùng với quá trình triệu tập bạch cầu trong viêm CTC có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
3. Tầm soát Chlamydia ở phụ nữ mang thai
Nhiễm Chlamydia khi mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân. Một nghiên cứu mô tả cho thấy giảm các nguy cơ biến chứng ở nhóm phụ nữ có điều trị Chlamydia so với hơn nhóm không điều trị. Viêm kết mạc sơ sinh xảy ra ở nhóm phụ nữ không điều trị Chlamydia nhiều hơn ở nhóm phụ nữ không điều trị và viêm phổi do Chlamydia cũng tăng đến 30%.
Tất cả phụ nữ nên được tầm soát C.trachomatis trong 3 tháng đầu thai kì và 3 tháng cuối nếu có nguy cơ cao. Hội Kế hoạch hóa gia đình đề nghị trong hướng dẫn lâm sàng nên sàng lọc những phụ nữ có nguy cơ cao trước khi tiến hành phẫu thuật nạo phá thai hay phá thai nội khoa.