googleb578e89369db4e48.html

Tăng cân hợp lý cho mẹ bầu

01:14 - 15/07/2020 Lượt xem: 614

1. Khi mang thai mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg. Trong khi đó, với 3 tháng giữa và 3 tháng […]

1. Khi mang thai mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg.

Trong khi đó, với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

      • Đối với phụ nữ có mức cân nặng bình thường trước khi có thai: Sự tăng cân khi mang thai hợp lý nên duy trì 0.4 kg/tuần.
      • Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn: Mức độ tăng cân cần duy trì 0.5 kg/tuần.
      • Đối với phụ nữ đã thừa cân trước đó: Mức tăng cân nên hạn chế, còn khoảng 0.3 kg/tuần.

Trong quý đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng trong khoảng từ 1 – 2 kg, quý thứ hai tăng 4 – 5 kg, và 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg.

Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng mẹ bầu khác nhau. Không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào; cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là:

      • Khoảng 11.3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
      • Khoảng 12.7 – 18.3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
      • Khoảng 7 – 11.3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
      • Khoảng 16 – 20.5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

2. Lưu ý về tiêu chuẩn tăng cân cho mẹ bầu

Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé:

Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ.

Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1.5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

Phụ nữ mang thai nên lưu ý trong thai kỳ, việc ăn uống là cho cả hai mẹ con, nhưng không đồng nghĩa với việc “ăn gấp đôi”. Điều quan trọng là người mẹ phải đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bằng dinh dưỡng hoặc luyện tập.

Cần chú ý, thời kỳ mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho vấn đề giảm cân, giữ dáng. Vì vậy, phụ nữ khi có thai không nên ăn kiêng, bỏ bữa.

3. Làm sao để duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai

Làm sao để duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

      • Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…)
      • Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…)
      • Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc…)
      • Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)

Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị… Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm:

Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K; Canxi; Acid folic; Omega 3; Protein; Sắt; Kẽm; Iốt…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.2. Chế độ sinh hoạt và làm việc

Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.

Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải; không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.

Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.

Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.

Bên cạnh đó, bà bầu cần được khám thai định kỳ hàng tháng tại các cơ sở y tế, trong đó tối thiểu phải khám thai được 3 lần trong toàn bộ thai kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp người mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?