Tăng đường huyết thai kỳ: Cách phòng ngừa
10:20 - 26/10/2022 Lượt xem: 752 Tác giả: Thanh Nga
Tăng đường huyết thai kỳ là sự không dung nạp glucose hình thành hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ mang thai, thường được gọi là tiểu đường thai kỳ. Do định nghĩa này bao gồm cả những phụ nữ mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán từ trước, nên ngày nay người ta thường sử dụng khái niệm rộng hơn về tăng đường huyết trong thai kỳ, đề cập đến cả đái tháo đường khởi phát lần đầu trong thai kỳ và đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ nhưng khởi phát sớm.
Đái tháo đường thai kỳ đang gia tăng trên toàn thế giới do sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ cụ thể như béo phì, lười vận động, dinh dưỡng quá mức và thiếu chất, ô nhiễm môi trường và tuổi mẹ cao.
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ trải qua một loạt các thay đổi, bao gồm các thay đổi chuyển hóa quan trọng. Ở đầu thai kỳ, giai đoạn đồng hóa của mẹ, sự bài tiết insulin của tụy tăng lên để làm hạ mức đường của tụy tăng lên để làm hạ mức đường huyết lúc đói và tăng dự trữ lipid của mẹ. Sau đó tiếp đến giai đoạn đồng hóa của thai, xuất hiện sự kháng insulin sinh lý cho phép truyền glucose ưu tiên cho thai nhi. Đề kháng insulin trong thai kì chủ yếu là do hoạt động của hormone nhau thai với tác động đối kháng insulin chiếm ưu thế. Hormon chính liên quan đến cơ chế này là hormone khác như estrogen, progesterone, cortisol và prolactin cũng có tác dụng tương tự.
Trong điều kiện bình thường, sự cân bằng mới này tạo ra sự gia tăng bù trừ trong việc tiết insulin của mẹ, điều này cho phép duy trì trạng thái đường huyết trong hạn bình thường. Mặt khác, nếu việc sản xuất thêm insulin của mẹ không đủ để vượt qua sự đề kháng do các hormone nhau thai sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và hậu quả là đái tháo đường thai kỳ.
Béo phì và tăng đường huyết thai kỳ
Trong số các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được đối với đái tháo đường thai kỳ, mẹ béo phì (BMI > 30) là một yếu tố liên quan chặt chẽ. Trên thực tế, béo phì gây ra tình trạng mẹ bị viêm mãn tính âm ỉ do suy giảm bài tiết Adipokines. Quá nhiều mô mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng, có liên quan đến hoạt động nội tiết bị suy giảm, từ đó gây ra sự điều hòa nghịch các Cytokine gây viêm, trạng thái viêm này làm giảm thêm độ nhạy với insulin, chủ yếu do tác động trực tiếp của TNF-anpha lên thụ thể insulin.
Chẩn đoán và quản lý tăng đường huyết thai kỳ
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ được thực hiện thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống với 75g glucose trong một bước duy nhất và các lần xét nghiệm máu định lượng glucose lúc đói, đường huyết sau 1 giờ và 2 giờ sau khi uống glucose. Xét nghiệm được thực hiện ở phụ nữ mang thai 24-28 tuần tuổi. Trong trường hợp có các yếu tố nguy cơ quan trọng như lần mang thai trước bị đái tháo đường thai kỳ hoặc béo phì, thai phụ được xem là có nguy cơ cao được khuyến cáo nên làm xét nghiệm sớm ở tuổi thai 16-18 tuần. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ được đưa ra nếu 1 trong các giá trị sau dương tính. Đường huyết lúc đói >hoặc bằng 92mg/dl, đường huyết lúc 1 giờ là > hoặc bằng 180mg/dl, đường huyết lúc 2 giờ > hoặc bằng 153 mg/dl. Các chỉ số đầu ra của mẹ và thai tương quan trực tiếp với mức độ kiểm soát đường huyết của mẹ, có thể đạt được thông qua tiết chế dinh dưỡng và tập thể dục đầy đủ, hoặc thông qua điều trị insulin.
Việc quản lý phù hợp và hiệu quả những thai kỳ này đòi hỏi hướng tiếp cận đa chuyên khoa với sự tham gia của Bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên ngành đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. đa khoa.
Phòng ngừa tăng đường huyết thai kỳ
Chương trình phòng ngừa tăng đường huyết trong thai kỳ khả thi không chỉ dựa trên tập thể dục và chế độ ăn uống, mà còn dựa trên việc sử dụng men vi sinh và inositols. Việc tạo ra một chế độ ăn được chuẩn hóa theo từng cá thể kết hợp với tập thể dục thường xuyên nên trở thành một phần lối sống của phụ nữ trong khoảng thời gian thụ thai, đặc biệt là ở những người có các yếu tố nguy cơ quan trọng như béo phì. Thay vào đó, việc sử dụng inositols, từ ban đầu được đề xuất để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang với mục đích làm giảm nồng độ insulin và phục hồi chức năng buồng trứng, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu là một công cụ khả thi để điều chỉnh độ nhạy Insulin ở những thai phụ đái tháo đường thai kỳ hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao (bệnh nhân béo phì). Myonisitol là dạng đồng phân chủ yếu có trong tự nhiên, được xem là chất điều hòa insulin, có liên quan đến sự nhạy cảm insulin ở cả mô hình động vật và ở người có đặc tính kháng insulin. Cơ chế hoạt động của Myoinositol đối với điều hòa glucose vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng dường như có thể thông qua trung gian tăng chuyển vị của GLUT4 ở mức màng sinh chất và do tác dụng của Inositol phosphoglycan với vai trò như chất truyền tín hiệu thứ hai của insulin.
Gần đây, việc sử dụng men vi sinh đã được đề xuất như một công cụ phòng ngừa khả thi. Probiotics được định nghĩa là các vi sinh vật sống, khi được tiêu thụ với lượng vừa đủ như một phần của một số loại thực phẩm nhất định, mang lại những tác động có lợi cho sức khỏe của vật chủ và đã được chứng minh có tham gia vào nhiều cơ chế như ức chế sự bám dính của mầm bệnh vào tế bào biểu mô, giảm độ pH trong ruột, trung hòa tính thấm của niêm mạc ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Có vẻ như tác động của men vi sinh đối với sự chuyển hóa glucose là do đặc tính điều hòa miễn dịch của chúng. Trên thực tế, việc điều chỉnh các cơ chế gây viêm có thể có tầm quan trọng đặc biệt vì phản ứng viêm đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đề kháng kháng insulin. Sự thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột thông qua men vi sinh, thay đổi môi trường miễn dịch đường ruột, có thể được xem như một công cụ mới để điều hòa chuyển hóa glucose.
Nguồn: Hội nghị sản phụ khoa Việt –Pháp-Châu Á Thái Bình Dương.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.