Tăng huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không ?
04:26 - 04/04/2020 Lượt xem: 418
Tăng huyết áp xảy ra ở 8-10% thai kỳ và có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh lý tiền sản giật. Đây là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức […]
Tăng huyết áp xảy ra ở 8-10% thai kỳ và có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh lý tiền sản giật. Đây là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
1. Tăng huyết áp trong thai kỳ
Tăng huyết áp được xác định là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Tăng huyết áp trong thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp xảy ra trong quá trình mang thai nhưng không có triệu chứng tiền sản giật khác.
Tăng huyết áp thai kỳ có thể trở lại bình thường sau khi sinh 12 tuần hoặc có thể trở thành tăng huyết áp mạn tính nếu không được điều trị tốt.
Nếu tăng huyết áp xảy ra trước tuần thai thứ 20 hoặc chỉ sau tuần thai 20 nhưng kéo dài đến 6 tuần sau sinh thì người ta gọi đó là tăng huyết áp mãn tính.
Tăng huyết áp kết hợp với protein niệu dùng để chẩn đoán bệnh lý tiền sản giật. Một bệnh lý vô cùng nguy hiểm trong quá trình mang thai.
2. Phân loại
Tăng huyết áp trong thai kỳ gồm 5 nhóm:
- Tăng huyết áp thai kỳ (hay còn gọi tăng huyết áp thoáng qua).
- Tiền sản giật.
- Sản giật.
- Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính.
- Tăng huyết áp mạn tính.
3. Tăng huyết áp gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ và thai nhi ?
Đối với mẹ: tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm cho thai phụ như rau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng, nguy cơ mắc tiền sản giật cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đối với thai: Nếu mẹ bị tăng huyết áp con có nguy cơ:
- Thai chậm phát triển, nhẹ cân hay suy dinh dưỡng.
- Sinh non
- Chết lưu
- Trong trường hợp mẹ bị tăng huyết áp nặng có thể xem xét đình chỉ thai cho thai ra sớm để điều trị cho mẹ.
4. Phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai
- Khám thai định kỳ là một việc làm cần thiết và quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông.
- Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến món ăn.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá..
- Nếu bạn có tiền sử cao huyết áp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang thai.
- Có thể dùng thuốc hỗ trợ huyết áp theo chỉ định bác sĩ
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tăng huyết áp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm vì vậy trong quá trình mang thai mẹ bầu cần được theo dõi huyết áp hằng ngày nếu thấy bất thường cần đi khám ngay để được tư vấn, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đến với phòng khám mẹ bầu được theo dõi huyết áp, thử nước tiểu định kì; được trực tiếp bác sĩ từ viện sản lớn như phụ sản trung ương, phụ sản hà nội thăm khám, tư vấn.
Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn