Tăng huyết áp khi mang thai hậu quả sẽ không ngờ nếu lơ là
10:34 - 11/01/2024 Lượt xem: 236 Tác giả: Thu Hoàng
Theo thống kê, tăng huyết áp chịu trách nhiệm cho 26% trường hợp tử vong mẹ ở Châu Mỹ và ở Châu Á là 9%. Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý trong thai kỳ, biểu hiện bởi huyết áp tăng. Bệnh lý này có thể tiến triển đến tiền sản giật và gây ra nhiều tác động xấu cho mẹ và thai. Tăng huyết áp khi mang thai gây ra biến chứng cho khoảng 8% thai kỳ trên toàn thế giới.
1. Huyết áp cao ảnh hưởng đến mẹ và thai như thế nào?
Với thai nhi: Tăng huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến:
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
- Thiểu ối
- Nhau bong non
- Sinh non
- Suy thai
- Huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, dẫn đến thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để phát triển.
Với sản phụ: Tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến đến tiền sản giật, gây suy đa cơ quan và ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh thận và đột quị ở thai phụ.
2. Cách theo dõi tăng huyết áp trong thai kỳ
Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch trình khám thai, huyết áp sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được hướng dẫn tự theo dõi huyết áp tại nhà. Siêu âm được thực hiện cùng lúc để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu nghi ngờ có vấn đề về tăng trưởng, bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe thai.
Nếu phát hiện tăng huyết áp trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được điều trị để đảm bảo rằng huyết áp ổn định và không tăng quá cao, đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu khám thai thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật.
3. Tăng huyết áp thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau này?
Tăng huyết áp thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp mạn tính trong tương lai. Để ngăn ngừa điều này, bạn có thể áp dụng các biện pháp như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh.
Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm đặc biệt với phụ nữ mang thai, vì vậy khi mang thai ngoài việc siêu âm mẹ bầu cần kết hợp khám thai, thử nước tiểu, đo huyết áp định kỳ, có bất thường như phù chân, tay, buồn nôn nhiều ở nửa cuối thai kỳ, đau đầu dữ dội, tăng cân nhiều…nên đi khám để bác sĩ tầm soát nguy cơ tiền sản giật phát hiện và điều trị kịp thời tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.