Tập thể dục khi mang thai và những điều cấm kị
08:31 - 20/06/2020 Lượt xem: 321
Tập thể dục khi mang thai là điều mà bác sĩ khuyến khích cho nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, tập thể dục sao cho đúng thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Dưới đây là những điều cấm kị khi tập thể dục trong quá trình mang thai. 1. Lựa chọn môn thể dục […]
Tập thể dục khi mang thai là điều mà bác sĩ khuyến khích cho nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, tập thể dục sao cho đúng thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Dưới đây là những điều cấm kị khi tập thể dục trong quá trình mang thai.
1. Lựa chọn môn thể dục không phù hợp khi mang thai
Các môn thể thao có động tác đòi hỏi phải vận động mạnh hay có tính chất đối kháng đồng đội sẽ vắt kiệt sức của mẹ bầu. Chưa kể những bộ môn như vậy có thể gây chấn thương rất cao
Lời khuyên: Mẹ bầu nên chọn những vận động nhẹ nhàng, phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, xe đạp trong nhà, aerobic cấp độ đơn giản… tuyệt đối tránh các động tác như chạy, nhảy.
2. Tập luyện vào những ngày nắng nóng
Không tập thể dục vào những này quá nóng. Nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể mẹ bầu nhanh chóng bị mất nước và kiệt sức. Dễ bị say nắng hay say nóng.
Lời khuyên: Ngay cả vào những ngày nhiệt độ bình thường, mẹ bầu cũng nên chọn thời điểm nhiệt độ mát nhất để luyện tập. Để tránh bị mất nước, nên chú ý bổ sung đủ nước, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau khi tập luyện.
3. Cường độ tập luyện cao
Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể có thể không đủ năng lượng. Gây mất nước, mệt mỏi cho người mẹ; đồng thời cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Lời khuyên cho mẹ bầu là nên dành đều thời gian tập luyện. Không tập quá lâu, và cũng không tập quá nhiều lần một ngày. Không được tăng cường độ luyện tập so với lúc trước khi mang thai. Nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã từng tham gia tập luyện thì bây giờ có thể tiếp tục với một vài điểu chỉnh nhỏ. Còn nếu trước kia không tập thể dục thì khi mang thai mẹ bầu nên bắt đầu thật chậm.
4. Tập luyện khi cơ thể cần nghỉ ngơi
Điều này sẽ khiến cơ thể rệu rã, các cơ không đủ lực để thực hiện các động tác một cách chính xác. Sẽ khiến việc tập luyện không đạt hiệu quả.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Luôn lắng nghe cơ thể khi tập luyện. Nếu cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đột ngột ở lưng hay đau ngực, ra máu… chúng tỏ mẹ bầu đã tập quá sức và cần dừng tập luyện ngay lập tức. Lúc này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để chắc chắn rằng không có điều gì bất thường. Không nên tập luyện khi cảm thấy không khỏe hoặc không hứng thú.
5. Bỏ quả phần khởi động khi bắt đầu và thư giãn khi kết thúc
Phần này các mẹ bầu rất hay bỏ qua. Tuy nhiên nó lại cực kỳ quan trọng để cơ thể sẵn sàng cho một buổi tập; giảm nguy cơ chấn thương cho các khớp và cơ. Giúp giảm chuột rút trong quá trình luyện tập và nghỉ ngơi ngay sau đó của mẹ bầu.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Các động tác khởi động cần từ từ và tăng dần nhịp tim. Hạn chế nhịp tim tăng đột ngột gây nguy hại đến hệ tim mạch và giúp máu được lưu thông tốt hơn.
Thư giãn cuối buổi tập bằng các động tác giãn cơ và nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi mẹ bầu dừng tập luyện và thực hiện các hoạt động khác.
6. Những trường hợp nên cân nhắc tập thể dục khi mang thai
- Từng có tiền sử, dấu hiệu sinh non hay sẩy thai.
- Gặp vấn đề bất thường về nhau thai
- Mang đa thai
- Bệnh lý liên quan tới tim mạch hay hô hấp
- Bị cao huyết áp
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ tin cậy trong khám thai và quản lý thai nghén cho các mẹ bầu. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai liên quan tới vấn đề luyện tập và nghỉ ngơi. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang