Tất tần tất về bệnh lý tiểu đường thai kỳ
04:23 - 14/04/2021 Lượt xem: 642
Bệnh lý tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi chúng ta ăn, glucose vào máu. Nhờ insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy), glucose vào trong tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin; lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Bạn sẽ bị chẩn đoán là mắc bệnh khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Song glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin. Do đó, bạn sẽ bị tiểu đường khi lượng đường trong máu cao.
Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể bạn có nhu cầu tăng lượng đường. Việc cơ thể bạn sản xuất lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời gian mang thai là một điều rất tuyệt. Song thực tế không phải thai phụ nào cũng được thuận lợi như thế.
Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Nếu mức insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ. Do đó, nếu bạn bị kết luận mắc tiểu đường thai kỳ; nguyên nhân là do insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu. Muốn kiểm soát được tình trạng này, bạn phải giảm lượng đường hoặc tăng insulin hoặc là cả hai.
3. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra âm thầm, bạn chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc căn bệnh này là:
- Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
- Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
- Nếu chẳng may bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành.
- Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
- Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống
4. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai?
Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:
- Tuổi trến 25
- Tiền sử gia đình có người đái tháo đường
- Béo phì ((BMI >30 thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người BMI < 20)
- Người Đông Nam Á tỷ lệ đái tháo đường cao gấp 5 lần
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Gluco lúc đói
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ
- Tiền sử đẻ con to > 4000gr (Người VN > 3600gr)
- Tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp, thai lưu đb thai lưu 3 tháng cuối. con dị tật, đa ối vv…
- Tiền sử rối loạn huyết áp ở lần mang thai trước, tăng huyết áp mạn tính hay bệnh thận
5. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm với thai nhi như thế nào?
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ khiến đường huyết tăng cao gây ảnh ảnh hưởng lớn đến thai nhi; bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Điều này có thể khiến cơ thể thai nhi dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường. Do đó, thai nhi của những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sau:
Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin; làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ; sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…
Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.
Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.
Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh; thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác
Trẻ được sinh ra từ các mẹ bị tiểu đường khi mang thai thường có nguy cơ bị béo phì; bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.