Tất tần tật về dị tật dính ngón
08:58 - 25/09/2020 Lượt xem: 5330
Dị tật dính ngón tay bẩm sinh là dị tật đứng thứ 2 trong các dị tật của bàn tay (sau dị tật thừa ngón). Tần suất gặp 1/2.000 trẻ, 10 – 40% trẻ bệnh có liên quan đến di truyền. Dính ngón được cho là khi 2 hoặc nhiều hơn các ngón dính lại […]
Dị tật dính ngón tay bẩm sinh là dị tật đứng thứ 2 trong các dị tật của bàn tay (sau dị tật thừa ngón). Tần suất gặp 1/2.000 trẻ, 10 – 40% trẻ bệnh có liên quan đến di truyền. Dính ngón được cho là khi 2 hoặc nhiều hơn các ngón dính lại với nhau và không phân tách thành các ngón riêng biệt bình thường. Đây là dị tật dính xương và/hoặc phần mềm của các ngón tay liền kề nhau, có thể một hoặc nhiều ngón.
1. Dị tật dính ngón
Dính ngón là dị tật bẩm sinh của bàn tay. Dính ngón có thể ở dạng đơn giản hoặc phức tạp.
Dị tật dính ngón (Syndactyly) thường dính các ngón 2,3,4,5 với nhau, dính toàn bộ hay từng đoạn.
Lâm sàng
- Đơn giản: chỉ dính da đơn thuần một phần hoặc toàn bộ giữa hai ngón.
- Phức tạp: dính da + xương ở đốt III, đốt II, đốt I
- Dính toàn bộ các ngón hội chứng Apert hay còn gọi là bàn tay, bàn chân vịt.
- Dính ngón kết hợp thiểu sản ngón, thiếu đốt hoặc thiếu ngón tay toàn bộ, ngấn ối ngón.
- Dính kết hợp cong vẹo các ngón tay.
X quang: chụp X quang bàn tay, bàn chân để đánh giá mức độ dính xương ở phần nào, có biến dạng xương, thiếu đốt hay không.
2. Dính ngón có di truyền không ?
Dính ngón tay khoảng 80% là chỉ bị một bên, 20% còn lại bị dính cả hai bên. Dị tật dính ngón tay gây cản trở lớn đến hoạt động cầm nắm ở người bị dị tật; đặc biệt là bị tật dính nhiều ngón tay. Dính ngón có thể di truyền, đặc biệt khi ba hoặc mẹ của bé có dính ngón bẩm sinh; nhưng tỷ lệ sinh con ra mắc dị tật này cao nhất cũng chỉ khoảng 50%.
3. Điều trị
Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật tách ngón chuyển vạt da; chuyển vạt kết hợp vá da dày toàn bộ hoặc vá da dày hoàn toàn.
Tuổi phẫu thuật tốt nhất là sau 18 tháng và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Do phẫu thuật tách dính ngón có nhiều nguy cơ; trong đó thường gặp là do hoại tử vạt da ghép, hoại tử ngón tay sau phẫu thuật; tổn thương thần kinh ngón có thể làm ngón tay của trẻ mất cảm giác. Việc giải phóng chưa hết tổ chức xơ sẹo; tạo hình vạt da chưa đủ giải phóng hết tầm vận động của ngón tay sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động của ngón tay. Trong quá trình phát triển trong những năm tiếp theo trẻ có thể bị sẹo co dính lại ngón, cần phải phẫu thuật tiếp. Do vậy, việc phẫu thuật cần tỉ mỉ với sự trợ giúp của dụng cụ vi phẫu sẽ giúp giảm bớt các biến chứng này.
4. Tai biến và xử trí
- Hoại tử vạt da sau ghép :Cắt lọc tổ chức hoại tử, ghép da dày.
- Hoại tử ngón do chèn ép bột hoặc mất mạch nuôi: Băng vừa phải, cắt chỉ vết mổ giải phóng chèn ép.
- Sẹo co cứng, hạn chế chức năng: Việc giải phóng chưa hết tổ chức xơ sẹo, tạo hình vạt da chưa đủ giải phóng hết tầm vận động của ngón tay sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động của ngón tay. Trong quá trình phát triển trong những năm tiếp theo trẻ có thể bị sẹo co dính lại ngón, cần phải phẫu thuật tiếp. Xử tí cắt sẹo ghép da dày.
Do vậy việc phẫu thuật cần tỉ mỉ với sự trợ giúp của dụng cụ vi phẫu sẽ giúp giảm bớt các biến chứng này.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang; hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn
Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.