googleb578e89369db4e48.html

Thai 10 tuần có những gì đặc biệt trong sự phát triển?

03:38 - 10/02/2020 Lượt xem: 2585

Thai 10 tuần là khoảng thời gian mẹ bầu được thoái mái hơn đôi chút; khi những dấu hiệu ban đầu không còn quá bỡ ngỡ như những tuần thai trước. Mọi thông tin tìm hiểu cũng đã “hòm hòm”. Đây là thời điểm mẹ bầu có thể bắt đầu yên tâm cho quá trình […]

Thai 10 tuần là khoảng thời gian mẹ bầu được thoái mái hơn đôi chút; khi những dấu hiệu ban đầu không còn quá bỡ ngỡ như những tuần thai trước. Mọi thông tin tìm hiểu cũng đã “hòm hòm”. Đây là thời điểm mẹ bầu có thể bắt đầu yên tâm cho quá trình theo dõi thai kỳ được xuyên suốt.

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần

Ở giai đoạn này, thai nhi dài 3 – 4 cm và có kích thước bằng một quả quất hoặc quả táo tàu.

Đầu của thai nhi đang dần to ra; trán bắt đầu phồng lên cùng sự phát triển nhanh chóng của bộ não. Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và liên kết với xương hàm.

Các màng giữa ngón chân và tay đã biến mất và các móng tay đang được hình thành. Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Cũng trong tuần này, bé cưng đã có thể mút ngón tay cái.

Thai 10 tuần tuổi, tủy sống của bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.

Thận, ruột, não và gan có thể bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của chúng.

sự phát triển của thai 10 tuần
Thai 10 tuần tuổi có kích thước bằng một quả quất

Sự thay đổi của người mẹ

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, tử cung người mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Và đang tiếp tục phát triển để đảm bảo cho sự phát triển của thai. Cùng với đó là những vấn đề người mẹ vẫn còn gặp phải trong giai đoạn này

    • Ốm nghén và mệt mỏi: Trong tuần thai này, cơ thể người mẹ đã bắt đầu thích nghi dần với sự hiện diện của em bé. Tuy nhiên các dấu hiệu mệt mỏi hay ốm nghén chưa thể hết ngay mà sẽ giảm dần. Người mẹ đã cảm thấy cơ thể mình khỏe hơn đôi chút. Nhưng vẫn chưa thể ăn uống ngon miệng, hay hoạt động khỏe khoắn như xưa.
    • Hoa mắt, chóng mặt: Do sự thay đổi bên trong của cơ thể; sự thay đổi tỷ lệ của các chỉ số huyết học trong máu; tuần hoàn máu đang tăng cao. Dẫn tới đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt và hoa mắt.
    • Đau dây chằng: Do các dây chằng ở bụng mẹ bầu đang giãn ra, mẹ bầu có thể cảm thấy đau ở một vài điểm tại vùng bụng.

Mẹ bầu cần làm gì ở tuần thai thứ 10?

    • Tiếp tục duy trì chế độ ăn đã được thực hiện ở những tuần thai trước; kèm theo đó nếu sức khỏe cho phép, người mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những động tác uyển chuyển và không tác động nhiều tới vùng bụng.
    • Khi cảm thấy chóng mặt, hãy nghỉ ngơi, và ăn nhẹ chút gì đó để bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể. Nhiều trường hợp khi đói, cơ thể người mẹ sẽ hạ đường huyết gây tình trạng chóng mặt.
    • Trong trường hợp đau vùng bụng, điều đầu tiên nên thực hiện là nghỉ ngơi tại chỗ để giảm bớt sự khó chịu. Tiếp đến người mẹ nên đi khám thai lại để được chẩn đoán chính xác là đau dây chằng hay đau do nguyên nhân khác như dọa sẩy thai… để có hướng nghỉ ngơi hợp lý.
    • Trong tuần thai này, mẹ có thể tham khảo thêm những hội nhóm, chia sẻ với mẹ, cô, dì… hoặc các bà bầu khác. Để có thêm kiến thức cùng với đó quá trình mang thai của bầu sẽ “không cô đơn”.

Một lưu ý nhỏ cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 10 này: Nếu đi khám bác sĩ, mẹ nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như vậy mẹ sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu. Chúc mẹ có sức khỏe tốt và một thai kỳ khỏe mạnh!

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang