googleb578e89369db4e48.html

Thai 31 tuần và những điều mẹ cần biết

08:52 - 03/03/2020 Lượt xem: 556

Thai 31 tuần, hành trình mang thai gian nan nay chỉ còn khoảng 9 tuần nữa là kết thúc. Tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề hơn. Hãy chú ý theo dõi và khám lại ngay nếu có các dấu hiệu bất thường các mẹ nhé! 1. Thai 31 tuần phát triển […]

Thai 31 tuần, hành trình mang thai gian nan nay chỉ còn khoảng 9 tuần nữa là kết thúc. Tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề hơn. Hãy chú ý theo dõi và khám lại ngay nếu có các dấu hiệu bất thường các mẹ nhé!

1. Thai 31 tuần phát triển như thế nào?

  • Bé nặng khoảng 1,5 kg và não vẫn tiếp tục phát triển vượt trội. Có thể nói đây là thời điểm não bộ phát triển mạnh nhất. Do đó mẹ nên tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ.
  • Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở các bé trai, hai tinh hoàn di chuyển từ thận qua bẹn đến bìu. Ở các bé gái, có thể nhìn thấy âm vật nhưng môi âm hộ vẫn phát triển để che nó.
  • Phổi bé giờ đây phát triển hơn nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn.
  • Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do lớp mỡ tích tụ dưới da mỗi ngày một dày hơn.
  • Thai nhi cũng rất năng động và mẹ sẽ thấy em bé trong bụng cử động rất nhiều để làm quen với việc điều khiển tứ chi

Sự phát triển của thai 31 tuần

2. Sự thay đổi của mẹ khi thai 31 tuần

– Đái dắt: Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười.

– Ợ chua. Trong giai đoạn sau của thai kỳ mẹ cũng rất dễ bị ợ chua. Có rất nhiều nguyên nhân như áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản. Hóc môn Progesterone cũng làm giảm nhu động của ống tiêu hoá trên làm giảm khả năng hoạt động của cơ hoành.

-Đi tiểu nhiều lần. Tử cung chèn lên bàng quang, làm ít không gian để bàng quang chứa nước tiểu hơn khiến mẹ phải đi vệ sinh rất nhiều lần.

Khó thở, đau lưng: Do phải gánh thêm phần trọng lượng, làm mẹ mệt mỏi, đau lưng và khó thở. Tử cung giãn ra đẩy ngược vào cơ hoành khiến cơ hoành không thể giãn hoàn toàn nhường chỗ cho phổi phồng lên khi mẹ hít vào. Điều đó làm mẹ nhanh hết hơi ngay cả với những hoạt động tối thiểu.

-Cơn gò Braxton Hicks: 

Cơn gò co thắt Braxton Hicks thường xảy ra không thường xuyên, kéo dài khoảng 30 giây. Nếu co thắt thường xuyên, có thể là một dấu hiệu của sinh non. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ có nhiều hơn bốn cơn co thắt trong một giờ hoặc bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non như: sự gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc một sự thay đổi tiết dịch (nếu nó trở nên lỏng, giống chất nhờn hoặc có máu – ngay cả khi nó chỉ có màu hồng hoặc chỉ nhuốm máu), đau bụng hoặc chuột rút như đau bụng kinh, cảm giác gia tăng áp lực ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, đặc biệt là nếu mẹ không có những dấu hiệu này trước đó.

3. Lời khuyên cho mẹ

Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có những dấu hiệu bất thường kể trên thì đi khám lại ngay.

Thai 31 tuần và những điều mẹ cần biết

Theo dõi cử động của thai, mẹ nên kiểm tra cân nặng hằng ngày hoặc hằng tuần trong suốt thời gian mang thai để chủ động kiểm soát mức tăng cân của cơ thể mình.

Mẹ hãy thường xuyên đi bộ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng. Tránh để cho bản thân bị stress nặng và kéo dài. Đồng thời cố gắng ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ hợp lý để giảm nhức đầu, khó thở, mệt mỏi và đau nhức do phù nề, giãn tĩnh mạch.

Trang trí phòng cho bé yêu, chuẩn bị sẵn những bộ đồ dễ thương hoặc thậm chí nghĩ tên cho bé là những niềm vui của mẹ lúc này.

Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối

Bố mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với con để tạo thêm mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình.

Qua bài viết các bạn có thể biết được sự phát triển của bé yêu ở tuần thai 31.Để được giải đáp thắc mắc, bạn có thể liên hệ cho phòng khám qua zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám tư vấn bác sĩ qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?