googleb578e89369db4e48.html

Thai bám sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?

15:43 - 09/11/2024 Lượt xem: 26 Tác giả: Thanh Nga

Thai làm tổ tại sẹo mổ lấy thai là một dạng thai ngoài tử cung hiếm gặp nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho thai phụ. Biến chứng này ngày càng có khuynh hướng gia tăng do tăng tỷ lệ sinh mổ trong những năm gần đây.

1. Thai bám ở sẹo mổ lấy thai?

Thai ở sẹo mổ lấy thai là một dạng biến chứng thai ngoài tử cung do phôi thai làm tổ tại vết sẹo mổ cũ thay vì vị trí an toàn ở đáy tử cung như bình thường. Đây là vị trí có nhiều khiếm khuyết, không thuận lợi để phôi làm tổ nên có nguy cơ gây vỡ tử cung, chảy máu ồ ạt, khả năng phải cắt tử cung để cầm máu.

thai bám sẹo mổ, sinh mổ, thai ngoài tử cung

2. Nguy cơ từ Thai bám vào vết mổ cũ

Thai bám vào vết mổ cũ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt, thai xâm lấn gây tổn thương bàng quang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. 

Thai bám sẹo mổ lấy thai có thể phát triển theo hai hướng:

  • Phôi bám một phần vào sẹo mổ cũ: Túi thai vẫn có thể phát triển trong buồng tử cung nhưng có nguy cơ nhau bám thấp hay nhau cài răng lược, nguy cơ xuất huyết ồ ạt
  • Phôi xâm lấn sâu vào sẹo mổ cũ: Thai cấy sâu vào sẹo mổ và tiến triển gây nguy cơ vỡ tử cung sớm, có thể gây tổn thương bàng quang khi bánh nhau xâm lấn vào bàng quang.

thai bám sẹo mổ, sinh mổ, thai ngoài tử cung

3. Yếu tố nguy cơ

Cho đến nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào chứng minh về nguyên nhân gây ra biến chứng phôi làm tổ ở sẹo mổ lấy thai. Tuy nhiên, tỷ lệ sẽ gia tăng ở đối tượng sản phụ mổ lấy thai có: 

  • Tiền sử thai ngoài tử cung
  • Tiền sử bất thường nhau thai
  • Có can thiệp phẫu thuật trên cơ tử cung
  • Nạo hút thai nhiều lần

Nguy cơ thai bám sẹo mổ càng gia tăng nếu số lần mổ lấy thai càng nhiều

4. Dấu hiệu nào để nhận biết Thai bám sẹo mổ?

Thông thường, thai bám sẹo mổ cũng cũng có những triệu chứng sớm của thai kỳ bình thường như: chậm kinh, đau bụng lâm râm hay ra huyết âm đạo. Biến chứng thai sản này không có triệu chứng và dấu hiệu phân biệt, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm do đó có thể chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị dẫn đến những diễn biến nguy hiểm.

5. Có cách nào hạn chế nguy cơ Thai bám sẹo mổ?

Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy biến chứng này, hãy cân nhắc đến những điều sau đây:

  • Sau mổ lấy thai nên để tối thiểu 2 năm trước khi có ý định mang thai trở lại, tuyệt đối nên tránh mang thai lại trong vòng 6 tháng sau mổ.
  • Thực hiện các biện pháp ngừa thai, chỉ mang thai khi thực sự sẵn sàng, tránh thực hiện các thủ thuật nạo phá thai
  • Khi nghi ngờ hay có những dấu hiệu mang thai, cần đến các cơ sở y tế siêu âm sớm xác định xem thai đã làm tổ ở vị trí an toàn chưa để có biện pháp can thiệp kịp thời
  • Xác suất xảy ra biến chứng trong tương lai càng lớn nếu số lần mổ lấy thai càng nhiều. Do đó, nên sinh thường khi không có chỉ định mổ lấy thai

6. Thai bám sẹo mổ có thể giữ không?

Thai bám sẹo mổ cũ cần được chẩn đoán và chấm dứt thai kì sớm trước khi biến chứng xảy ra. Thai càng lớn điều trị càng khó khăn và nguy cơ tai biến càng nghiêm trọng, do đó, khi có dấu hiệu mang thai lại sau mổ lấy thai, bạn cần đi siêu âm sớm để phát hiện và điều trị kịp thời nếu xuất hiện tình trạng thai bám sẹo mổ. 

 

Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.




Bài viết liên quan

Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?
Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Sau sinh mổ có thể sinh thường không?
Sinh mổ lần thứ 4 liệu có nguy hiểm?
Thai ngoài tử cung: nguy cơ từ viêm nhiễm phụ khoa