Thai chết lưu: cách xử lý, điều trị và một số lưu ý

03:28 - 11/01/2020 Lượt xem: 521

Thai chết lưu là thai bị chết, lưu lại trong tử cung, không phát triển thành thai trưởng thành. Hiện tượng này cần được phát hiện, xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tình cảm của người mẹ. 1.Thai chết lưu là gì? Thai lưu là tình trạng trứng […]

Thai chết lưu là thai bị chết, lưu lại trong tử cung, không phát triển thành thai trưởng thành. Hiện tượng này cần được phát hiện, xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tình cảm của người mẹ.

1.Thai chết lưu là gì?

Thai lưu là tình trạng trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung ,phát triển thành bào thai, tuy nhiên, bào thai này đã ngừng phát triển, không còn sự sống nhưng vẫn đang lưu lại trong tử cung.

Nếu không đi khám thai định kỳ và mới mang thai lần đầu thì rất khó cảm nhận được sự phát triển của thai, rất khó để nhận biết thai lưu.

Thai chết lưu thì bắt buộc phải lấy thai ra ngoài nếu không sẽ gây hại cho tử cung,ống dẫn trứng và buồng trứng.

Nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm không biết thai chết lưu từ bao giờ
Nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm không biết thai chết lưu từ bao giờ

2.Đối tượng nào thuộc nhóm nguy cơ cao?

    • Phụ nữ có tiền sử sinh non,tiền sản giật, tăng huyết áp do thai kỳ
    • Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp,rối loạn đông máu,bệnh thận…
    • Béo phì, có tiền sử thai chết lưu
    • Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ma túy…
    • Mang thai dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi
    • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn,lao động quá sức…
    • Mang thai do thụ tinh ống nghiệm ,IUI…
    • Thai lưu nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy thai phụ trong quá trình mang thai cần chú ý đến việc đi khám thai đầy đủ.

3. Cách xử lý và điều trị thai chết lưu.

3.1. Điều chỉnh lại tình trạng rối loạn đông máu nếu có

Nếu fibrinogen bị giảm thấp, chúng ta cần điều chỉnh lại trước khi can thiệp lấy thai ra ngoài.

3.2. Nong cổ tử cung, nạo, hút thai

Nạo được áp dụng cho các trường hợp thai lưu mà thể tích tử cung bé hơn tử cung có thai 3 tháng, hay chiều cao tử cung dưới 8 cm.

Thủ thuật nạo khó khăn hơn so với thai sống vì rau sơ hóa bám chặt vào tử cung, phải tránh không sót rau, không rách ở cổ tử cung, không thấy dấu hiệu chảy máu thứ phát. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định dung kháng sinh để chống nhiễm trùng,viêm nhiễm…

3.3. Gây sẩy thai, chuyển dạ

Gây sẩy thai, chuyển dạ được áp dụng cho tất cả các trường hợp thai chết lưu to hơn,không thể nong,nạo được

4. Một số lưu ý sau khi đã đình chỉ thai chết lưu

    • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
    • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic, sắt…
    • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia,rượu, thuốc lá…
    • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn.
    • Nghỉ ngơi ít nhất 1 tháng
    • Giữ gìn,vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
    • Nên để ít nhất 3 tháng mới có thai trở lại
    • Kiêng quan hệ cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn
    • Hạn chế vận động, làm những công việc nặng.

Thai chết lưu gây ảnh hưởng đến sức khỏe,tâm lý tình cảm của người mẹ, vì vậy để tránh tình trạng này xảy ra, các mẹ nhớ chủ động đi khám thai định kỳ tại các bệnh viện,phòng khám uy tín, tin cậy và phòng khám 43 Nguyễn Khang là nơi các mẹ có thể lựa chọn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai