Thai lưu trong tử cung nguyên nhân và triệu chứng

15:09 - 11/02/2022 Lượt xem: 401 Tác giả: Kim Ngân

Trong thời gian sống trong tử cung, mặc dù được người mẹ bảo vệ nhưng thai vẫn có thể bị lưu ở bất cứ thời điểm nào. Về định nghĩa của thai lưu chúng ta có thể quan niệm là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Trong nhiều trường hợp thai chết lưu rất khó tìm thấy nguyên nhân. Thai chết lưu gây ra hai nguy cơ lớn cho người mẹ.

- Rối loạn đông máu dưới dạng chảy máu vì đông máu rải rác trong lòng mạch.

- Nhiễm trùng nhanh và nặng khi vỡ ối lâu.

Bên cạnh đó, còn có ảnh hưởng không ít đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là ở những trường hợp hiếm con.

1. Nguyên nhân

Thai lưu trong tử cung nguyên nhân và triệu chứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân.

Nguyên nhân từ phía mẹ

- Mẹ có các bệnh lý mạn tính: Viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao…

- Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng tuyến giáp, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.

- Nhiễm độc thai nghén từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể gây thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng và không được điều trị hay điều trị không đúng. Bệnh kéo dài nhiều ngày làm cho thai suy dinh dưỡng và chết lưu.

- Mẹ bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn (như giang mai..), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, sởi…). Trong các trường hợp nặng thai có thể chết vì:

  • Tác động trực tiếp của nguyên nhân gây bệnh lên thai, lên bánh rau.
  • Tình trạng sốt của mẹ, thai rất kém chịu đựng với tình trạng sốt của người mẹ. Khả năng thải nhiệt của thai rất kém. Hệ thống điều nhiệt của thai chưa hoạt động.
  • Mẹ bị nhiễm độc mạn tính, hay cấp tính, bị chiếu tia xạ, đặc biệt là trong thời gian đầu khi mới có thai.

- Dinh dưỡng kém, lao động vất vả, đời sống khó khăn.

Nguyên nhân từ phía thai

- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bí chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, có thể do đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ ràng theo tuổi mẹ, đặc biệt ở các mẹ trên 40 tuổi.

- Thai dị dạng: Não úng thủy, vô sọ, phù thai rau.

- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố RH, thai rất dễ bị chết lưu ở các lần mang thai tiếp theo.

- Thai già tháng: Bánh rau bị lão hóa, không đảm bảo nuôi dưỡng thai, dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.

- Đa thai: Thai có thể chết trong trường hợp truyền mái cho nhau, thai cho máu dễ bị chết lưu. Hơn nữa trong quá trình phát triển một thai có thể bị chết khi còn bé, tiêu đi mà không có biểu hiện lân sàng. Trong khi thai bên cạnh vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Do đó khi thai bé, siêu âm phát hiện song thai, đến khi thai lớn siêu âm chỉ còn một thai. Các trường hợp như này không phải là hiếm gặp.

Nguyên nhân từ phần phụ, tử cung

- Dây rốn: Mọi bất thường ở dây rốn đều có thể làm thai chết lưu. Dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi. Dây rốn bị chèn ép, đặc biệt hay gặp trong trường hợp thiểu ối. Dấy rốn bị xoắn quá mức.

- Bánh rau: Bánh rau xơ hóa, bánh rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau.

- Nước ối: Đa ối cấp tính hay mạn tính, thiểu ối.

- Tử cung: Tử cung dị dạng cũng là một trong những nguyên nhân gây thai chết lưu, có thể gặp ở tất cả các kiểu dị dạng tử cung. Tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển làm cho thai nuôi dưỡng thai kém, có thể bị chết lưu.

Người ta thấy rằng có từ 20% đến 50% có trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù có đầy đủ phương tiện thăm dò hiện đại.

2. Triệu chứng

Thai lưu trong tử cung nguyên nhân và triệu chứng

Thai dưới 20 tuần bị lưu

Nhiều trường hợp thai chết lưu âm thầm, không có triệu chứng, làm cho chuẩn đoán khó khăn.

- Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai như: Chậm kinh, bụng to dần, HCG trong nước tiểu dương tính, siêu âm đã thấy thai và hoạt động của tim thai.

- Ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, không đau bụng, máu đỏ xẫm hay nâu đen. Đây là dấu hiệu phổ biến của thai dưới 20 tuần bị chết lưu.

- Bệnh nhân thấy bụng bé đi hay không thấy bụng to lên mặc dù đã mất kinh lâu. Khi khám thấy thể tích tử cung bé hơn so với tuổi thai, mật độ tử cung đôi khi chắc hơn so với tử cung có thai sống.

- Xét nghiệm tìm HCG trong nước tiểu chỉ âm tính sau khi thai chết lưu một thời gian. Khoảng thời gian để cho HCG trở thành âm tính phụ thuộc chủ yếu vào ngưỡng phát hiện HCG của phản ứng

- Siêu âm là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác. Trên siêu âm có thể thấy âm vang thai rõ mà không thấy hoạt động tim thai. Hoặc chỉ nhìn thấy túi ối, mà không thấy âm vang thai. Hình ảnh túi ối rỗng càng chắc chắn là thai lưu túi ối méo mó, bờ không đều. Trong trường hợp nghi ngờ chúng ta nên kiểm tra lại bằng siêu âm sau một tuần xem tiến triển của túi ối để có kết luận chính xác.

Thai trên 20 tuần bị lưu

Triệu chứng thường rõ rang làm bệnh nhân phải đi khám ngay. Nhờ vậy cũng dễ dàng xác định được thời gian tiềm tang, là khoảng thời gian thai lưu.

- Bệnh nhân có dấu hiệu có thai, đặc biệt là đã thấy cử động của thai. Bác sĩ có thể sờ thấy các phần của thai, nghe thấy tiếng tim thai qua ống nghe sản khoa, xác định được chiều cao tử cung.

- Bệnh nhân không thấy thai cử động nữa. Đây là dấu hiệu chính buộc bệnh nhân phải chú ý, phải đi khám. Cũng nhờ đó mà chúng ta có thể dễ dàng xác định thời gian thai lưu.

- Hai vú tiết sữa non tự nhiên làm cho bệnh nhân chú ý đến hiện tượng này.

- Ra máu âm đạo là dấu hiệu hiếm gặp đối với thai trên 20 tuần bị lưu.

- Bệnh nhân cảm thấy bụng không to lên, thậm chí bé đi nếu thai lưu lâu ngày.

- Nếu bệnh nhân có một số bệnh kèm theo như: Nhiệm độc thai nghén, bệnh tim… thì bệnh sẽ tự thuyên giảm, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

- Thăm khám thấy:

  • Tử cung bé hơn so với tuổi thai.
  • Khó sờ nắm thấy phần thai.
  • Không nghe thấy tiếng tim thai.

- Siêu âm cho kết quả chính xác. Không quan sát thấy củ động thai và hoạt động của tim thai. Hiện nay đây là một thăm dò chủ yếu cho chẩn đoán chắc chắn và rất sớm.

- Định lượng Fibrinogen trong máu để đánh giá ảnh hưởng của thai chết lưu lên quá trình đông máu. Nếu thai lưu vẫn còn trong tử cung thì phải định lượng Fibrinogen máu hằng tuần. Đây là xét nghiệm quan trọng không thể thiếu trước khi can thiệp cho thai ra. 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén