googleb578e89369db4e48.html

Thai máy trong quá trình mang thai

14:46 - 03/05/2022 Lượt xem: 859 Tác giả: Thanh Nga

Cảm nhận cử động thai (hay còn gọi là thai máy) là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của người mẹ khi mang thai. Ở một thời điểm nào đó, đột nhiên bạn cảm thấy em bé đang cử động trong bụng và dần dần sẽ quen với các cử động này cho đến cuối thai kỳ. Không chỉ mang lại cảm xúc đặc biệt cho người mẹ, các cử động thai còn là một dấu hiệu giúp đánh giá sức khỏe thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bằng cách đó, nếu bạn cảm thấy em bé của mình cử động ít hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để được đánh giá thêm.

1. Thai máy là gì? Bao nhiêu tuần cảm nhận được thai máy?

Thai máy là cách gọi khác của các cử động thai. Trên thực tế, thai nhi 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Thế nhưng lúc này cử động của thai nhi rất nhẹ nên người mẹ không thể nhận ra, mẹ bầu chỉ có thể thấy khi khám thai và nhìn qua màn hình siêu âm.

Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so.

2. Các dấu hiệu nhận biết thai máy

Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của bé, thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua theo dõi cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh.

Thời gian chuyển động nhiều nhất của thai nhi là vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối.Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16 - 45 lần, khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50-75 phút. Mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20-40 phút, hiếm khi quá 90 phút.

Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28 - 32, sau đó giảm chút ít đến khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh số lần thai máy trung bình trong 01 giờ khi thai hoạt động là 31.

- Cách đếm cử động thai:

  • Mẹ bầu nên chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn để thực hiện đếm cử động thai.
  • Cần đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm cử động thai.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.
  • Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 cử động thai, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai.

3. Tại sao cử động thai lại quan trọng?

thai máy

Thai máy là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Đó là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển về kích thước và sức mạnh. Mẹ bầu thường được hướng dẫn theo dõi và lưu ý đến cử động thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, từ tuần 28. Nếu để ý thấy em bé của bạn cử động ít hơn bình thường, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé không được khỏe và do đó, bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa cử động thai với chức năng bánh nhau, các bất thường của tử cung, thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy theo dõi cử động thai hàng ngày giúp giảm nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.

4. Thai nhi máy bất thường và cách xử lý

- Nếu sau 5 tháng mẹ bầu vẫn không cảm nhận được thai máy, thì đó là một tín hiệu bất thường cần được bác sĩ thăm khám, chỉ dẫn cách đếm và nhận biết thai máy. Nếu thai nhi đột nhiên không máy trong một giờ, kèm theo đó là xuất hiện các dấu hiệu nôn mửa, không căng ngực hay xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung thì đó là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp tình trạng nguy hiểm.

- Trong trường hợp thai máy quá nhiều cũng là yếu tố nhận biết thai máy bất thường. Nguy cơ thai nhi đang bị stress hoặc nguyên nhân từ chính bản thân người mẹ đang gặp vấn đề căng thẳng. Lúc này bà mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi để thai chuyển động nhẹ nhàng trở lại. Nếu thai máy sau đó vẫn nhanh, dồn dập, mẹ nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra.

Ở những tháng cuối của thai kỳ, những chuyển động của thai máy đều cần được mẹ theo dõi để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai. Mẹ có thể mua máy đo tim thai hoặc đếm số lần cử động của con tối thiểu 3-4 lần trong một giờ và thăm khám bác sĩ định kỳ, kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng và các hoạt động, tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến cử động của thai nhi. Mẹ cũng cần tránh thức khuya, và lựa chọn tư thế nằm, ngồi hợp lý để bé không phải phản ứng vì khó chịu. Mẹ bầu cần quan tâm chính mình, thả lỏng, thư giãn và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người thân để bé cảm nhận được và phát triển, biểu hiện nhịp cử động tốt hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?