googleb578e89369db4e48.html

Thai ngôi mông có thể sinh thường mà không cần mổ?

02:25 - 14/09/2020 Lượt xem: 1495

Trong các trường hợp được xác định là thai ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc vì muốn an toàn cho cả mẹ và con, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, trường hợp ngôi mông đủ và ngôi mông thiếu kiểu mông, thai […]

Trong các trường hợp được xác định là thai ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc vì muốn an toàn cho cả mẹ và con, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, trường hợp ngôi mông đủ và ngôi mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sẽ được chỉ định sinh thường, nhưng còn tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.

1. Thai nhi ngôi mông là gì?

Thai nhi ngôi mông là thai ngôi dọc, trong đó phần mông của thai trình diện ở trước eo trên khung chậu người mẹ, phần đầu của thai ở phía đáy tử cung. Vị trí được xác định dựa vào vị trí của mông và chân của thai.

Thai nhi ngôi mông vẫn có thể đẻ đường dưới nhưng dễ bị mắc đầu hậu. Do đó, nếu không được chẩn đoán sớm và xử lý tốt có thể làm tăng nguy cơ tai biến cho mẹ và tăng tỷ lệ tử vong đối với thai nhi.

2. Phân loại 

phân loại thai ngôi mông

Thai nhi ngôi mông được chia ra 3 loại đó là:

      • Ngôi mông hoàn toàn: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh; hai đầu gối gập lại thành tư thế ngồi bắt chéo chân.
      • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh; hai chân duỗi thẳng ngay phía trước mặt bé, hai bàn chân đặt sát nhau.
      • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Một hoặc hai chân của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh.

3. Ngôi mông có thể sinh thường mà không cần mổ lấy thai?

ngôi thai ngược

Trẻ ngôi đầu thường được sinh thường ngả âm đạo an toàn hơn và dễ dàng hơn những trẻ ngôi mông. Tuy nhiên, một số em bé sinh ngôi mông cũng có thể được sinh ra một cách an toàn qua ngả âm đạo.

Trẻ sinh ngôi mông có thể gặp nhiều biến chứng hơn. Một em bé ngôi mông có thể rất nhỏ hoặc có thể bị khuyết tật khi sinh ngôi mông. Em bé ngôi mông được sinh ngả âm đạo có nhiều khả năng bị tổn thương trong hoặc sau khi sinh hơn so với các em bé được sinh ngôi đầu. Em bé sinh ngược được sinh ngã âm đạo cũng có nhiều khả năng mắc dị tật bẩm sinh ở hông và xương đùi. Ngoài ra, các biến chứng ở dây rốn cũng dễ xảy ra ở trẻ ngôi mông sinh ngả âm đạo (ví dụ dây rốn bị chèn ép khi sinh, có thể gây ra tổn thương thần kinh và não do thiếu oxy).

Các bác sĩ thường chỉ định mổ lấy thai cho những thai kỳ ngôi mông (còn gọi là C-section). Tuy nhiên cũng có một số nguy cơ liên quan đến mổ lấy thai (như nhiễm trùng; chảy máu và thời gian nằm viện dài hơn cho cả mẹ và bé).

Vậy trong trường hợp không thể sinh thường mà được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai thì thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Theo đó, việc mổ ở tuần bao nhiêu sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?