Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào?
08:28 - 28/02/2020 Lượt xem: 869
Thai nhi 26 tuần, mẹ chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt thứ 3 – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần. Vậy thai 26 tuần phát triển như thế nào? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết […]
Thai nhi 26 tuần, mẹ chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt thứ 3 – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần. Vậy thai 26 tuần phát triển như thế nào? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào?
Bé nặng khoảng 900g và dài khoảng hơn 36cm, có kích cỡ bằng một cây bắp cải.
Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.
Bộ não của bé sẽ hình thành những nếp nhăn; các khối tròn lồi lõm và tế bào não tăng trưởng liên tục cho đến khi bé chào đời.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé
2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 26 tuần
Ở giai đoạn này, mẹ tăng tầm 9-10 kg. Cân nặng tăng thêm có thể gây khó chịu cho mẹ. Hầu hết các bà mẹ sẽ tăng tầm 10-13 kg trong suốt thai kì.
Mẹ bầu phải đối mặt với các cơn đau lưng, chuột rút và sưng phù các khớp chân.
Thường thì trong giai đoạn này rốn của mẹ đã bị đẩy lồi ra ngoài; và làn da có cảm giác căng và ngứa. Hãy chú ý dưỡng ẩm và cung cấp đủ nước để tăng độ đàn hồi cho da mẹ nhé!
Các tuyến sữa của mẹ sẽ bắt đầu hoạt động tiết sữa non trong thời điểm này.
Bạn thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống
Lúc này, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.
3. Mẹ cần làm những gì khi thai nhi 26 tuần
Siêu âm, khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ
Khám thai tuần này để được bác sĩ đo huyết áp,thử nước tiểu cũng như kiểm tra mức phát triển cân nặng của thai nhi. Một số xét nghiệm có thể được tiến hành trong thời gian này nếu bác sĩ cho rằng cơ thể mẹ không đủ sức khỏe hoặc mắc các bệnh lý trước đó.
Tầm soát tiểu đường thai kỳ nếu mẹ chưa làm xét nghiệm trong những tuần thai trước.
Tiêm phòng uốn ván mũi 1
Theo dõi sự chuyển động và những lần đạp của thai nhi.
Mẹ cũng sẽ thấy đau dưới sườn và lưng dưới do bé đang phát triển nhanh. Để giảm đau, mẹ có thể thay đổi tư thế và đặt gối dưới lưng để cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu có các dấu hiệu bất thường như: ra máu, đau bụng; đau lưng, đau đầu tăng dần thì mẹ nên đi khám ngay.
Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi, co gập chân để để thư giãn cơ.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt,canxi như thịt bò, gan, cá, cua, ngũ cốc…
Thai nhi 26 tuần tuổi đã phát triển như thế nào, cuộc sống mẹ bầu đã thay đổi ra sao các mẹ đã biết rồi phải không. Dựa vào những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây, các mẹ có thể chủ động hơn trong việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp, để bảo vệ sức khỏe của chính mẹ, cũng như sự phát triển của thai nhi.
Tham khảo: Cách đặt lịch của phòng khám 43 Nguyễn Khang các mẹ nhé!