Thai quá ngày sinh tiềm ẩn nguy cơ cho mẹ và bé?
07:12 - 11/12/2019 Lượt xem: 417
Thai quá ngày sinh là trường hợp thai nhi ở trong tử cung của bụng người mẹ quá 42 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng nhưng chưa được sinh ra đời. Thai quá ngày dự sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi cũng […]
Thai quá ngày sinh là trường hợp thai nhi ở trong tử cung của bụng người mẹ quá 42 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng nhưng chưa được sinh ra đời. Thai quá ngày dự sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu.
1. Thai quá ngày sinh là gì? (thai già tháng)
Dân gian có từ “chửa trâu” để chỉ những trường hợp thai đã quá ngày dự tính sinh mà em bé vẫn chưa chịu chui ra khỏi bụng mẹ.
Trong y học, thai già tháng được định nghĩa là những thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Tuy nhiên trong số 12% sản phụ được chẩn đoán là thai quá ngày sinh; chỉ có khoảng 4% là quá ngày thật sự; số chị em còn lại thường do tính vòng kinh không đúng.
2. Thai quá ngày sinh gây nguy cơ gì?
Nguy cơ cho mẹ
Gia tăng khả năng mổ lấy thai và đẻ có can thiệp thủ thuật; chảy máu sau sinh, nằm viện dài ngày và có nhiều biến chứng.
Nguy cơ cho thai
Nếu bánh rau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển. Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá; thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt; có thể tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh; hoặc em bé bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
Thêm vào đó lượng nước ối cạn dần dẫn đến thiểu ối gây tình trạng chèn ép dây rốn; suy thai, tử vong thai đột ngột. Rối loạn trưởng thành thai (chiếm tỷ lệ 10- 20% thai quá ngày).
Hội chứng hít phân su: 25-30 % thai 42 tuần có phân su trong dịch ối.
Thai lớn: Gây đẻ khó; tổn thương xương và gãy xương; để lại chứng thần kinh tại chỗ và lâu dài.
3. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi thai quá ngày sinh?
Khi thai già tháng điều đầu tiên mẹ bầu nên làm là vào viện để bác sĩ siêu âm; đo monitor đánh giá tình trạng của thai kiểm tra lượng nước ối; tuần hoàn rau thai, cơn co tử cung, nhịp tim thai,…dựa vào đó bác sĩ sẽ quyết định bạn sẽ sinh thường hay sinh mổ.
4. Làm thế nào để dự phòng thai quá ngày sinh?
Đối với các bạn kinh đều vòng kinh 28-30 thì bạn chỉ cần ghi lại ngày kinh cuối cùng (ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng) và thông báo cho bác sĩ.
Đối với những chị em có vòng kinh không đều cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong qúy đầu của thai kỳ để bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc định tuổi thai.
Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nếu quá ngày dự sinh hơn một tuần vẫn chưa thấy chuyển dạ thì phải đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Phòng khám sản phụ khoa 43 nguyễn khang luôn tự hào là cơ sở khám thai uy tín chất lượng cho hàng nghìn sản phụ trong toàn thành phố. Với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi tận tình. Khi đến với phòng khám thai phụ sẽ được theo dõi khám thai định kì, xác định tuổi thai một cách chính xác nhất và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất cho các thai phụ quá ngày sinh.