googleb578e89369db4e48.html

Thai quá ngày sinh và một vài gợi ý cho mẹ bầu

06:23 - 10/09/2020 Lượt xem: 317

Dân gian có từ “chửa trâu” để chỉ những trường hợp thai đã quá ngày dự tính sinh mà em bé vẫn chưa chịu chui ra khỏi bụng mẹ. Thai quá ngày sinh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ bầu đang […]

Dân gian có từ “chửa trâu” để chỉ những trường hợp thai đã quá ngày dự tính sinh mà em bé vẫn chưa chịu chui ra khỏi bụng mẹ. Thai quá ngày sinh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ bầu đang bị quá ngày sinh.

1. Thai quá ngày sinh là gì?

Thai quá ngày dự sinh là trường hợp thai nghén kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều mẹ bầu tính vòng kinh không đúng. Theo thống kê, trong 12% sản phụ được chẩn đoán mang thai quá ngày dự sinh thì chỉ có khoảng 4% là chính xác, phần còn lại thường do sai sót trong việc ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

2. Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh

Với những trường hợp thai quá ngày sinh mà mẹ bầu tính chính xác ngày dự kiến sinh. Thì có thể tham khảo một số điều sau:

– Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân

– Ăn dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung.

– Quan hệ: trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, nhưng lưu ý không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối.

– Kích thích vùng ngực: dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần/ngày) sẽ giúp sản sinh oxytocin kích thích thai nhi chào đời.

– Đi bộ: cách này giúp em bé di chuyển dần xuống gần tử cung của mẹ nhanh hơn.

Khi thấy ngày dự sinh đã qua khoảng 1 tuần thì tốt nhất mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp tốt nhất đối với mẹ để đánh giá sức chịu đựng của thai đối với cuộc sinh thường. Nếu em bé không chịu đựng được cuộc sinh, hoặc em bé quá to; hoặc mẹ có vết mổ lấy thai cũ… có thể bác sĩ sẽ quyết định mổ để lấy em bé ra.

3. Làm thế nào để dự phòng thai quá ngày?

làm thế nào để dự phòng thai quá ngày sinh

Điều đầu tiên và dễ dàng nhất mẹ bầu phải nhớ rõ là ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Mẹ bầu nên có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại ngày có kinh hàng tháng; hoặc theo dõi kinh nguyệt qua các ứng dụng điện tử.

Đối với những mẹ bầu có vòng kinh không đều hoặc quá dài; cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong quý đầu của thai kỳ; để sau này bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc định tuổi thai.

Ngoài hai công việc này, mẹ phải đi thăm thai định kỳ đều, ghi nhận ngày đầu tiên thấy thai máy, và nếu quá ngày dự sinh vẫn chưa thấy chuyển dạ thì phải đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai lớn và uy tín tại Hà Nội được nhiều mẹ bầu tin tưởng và quản lý thai kỳ. Để đặt lịch khám thai, mẹ bầu có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?