googleb578e89369db4e48.html

Thai to - Nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé

10:38 - 26/12/2023 Lượt xem: 258 Tác giả: Thu Hoàng

 1. Thế nào gọi là thai to

Thai to để chỉ những trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn nhiều so với cân nặng trung bình theo tuổi thai. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trẻ sinh ra có cân nặng trên 4000g (bất kể tuổi thai) được gọi là thai to. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam có cấu trúc xương nhỏ và thân hình mảnh mai nên em bé từ 3.500 gam trở lên đã được đánh giá là thai to.

Thai nhi có cân nặng quá lớn có thể gây khó khăn trong việc sinh đẻ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, thai to nặng trên 4.500 gam tăng nguy cơ biến chứng cho sản phụ khi lựa chọn cách sinh tự nhiên.

thai to

2. Nguyên nhân gây thai to

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, thường gặp nhất là do mẹ bị đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt khi mang thai hoặc mẹ bị béo phì, rối loạn lipid máu.

Do vậy, việc duy trì một cân nặng phù hợp, chế độ ăn và vận động hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Tiền sử sinh con to trên 4000gr

Thống kê ghi nhận những thai phụ đã trải qua nhiều lần thai kỳ sẽ có bé đẻ sau nặng cân hơn bé đẻ trước đó. Vì vậy, mang thai nhiều lần cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai mà mẹ cần chú ý.

Nếu người mẹ có cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cao lớn thường sẽ có thai lớn hơn so với những bà mẹ có thân hình mảnh mai.

Thai quá ngày dự sinh, mẹ tăng nhiều cân trong thai kỳ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thai to.

3. Thai to thì gây nguy cơ gì cho mẹ và bé?

Nguy cơ cho mẹ:

  • Tổn thương đường sinh dục mẹ. Đôi khi các tổn thương này rất nghiêm trọng và khó phục hồi hoàn toàn.
  • Vỡ tử cung.
  • Băng huyết sau sinh.
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc mổ lấy thai.
  • Nhiễm trùng sau sinh.

Tai biến có thể gặp ở trẻ sơ sinh:

  • Kẹt vai trong lúc sinh.
  • Gãy xương, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
  • Thai to cũng làm tăng nguy cơ trẻ hít phân su, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa, đa hồng cầu, vàng da, suy hô hấp cấp sau sinh … Tăng tỉ lệ trẻ phải nằm viện kéo dài hoặc nhập đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU).
  • Ngoài ra, trẻ cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc mắc phải đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa trong tương lai.

thai to

4. Phải làm sao khi thai quá to

   Quản lý một thai kỳ có nguy cơ thai to chủ yếu tập trung vào việc lập kế hoạch theo dõi, kiểm soát cân nặng và can thiệp nhằm giảm tỉ lệ biến chứng trong thời gian mang thai, trong lúc sinh và sau sinh. Mẹ bầu nên được theo dõi thai kỳ tại một cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản.

Điều trị đái tháo đường: Bằng cách điều chỉnh lối sống với một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện phù hợp và sử dụng thuốc để ổn định đường huyết nếu cần.

Tốt nhất, phụ nữ thừa cân, béo phì nên giảm về mức cân nặng chuẩn trước khi mang thai. Nếu không, mẹ bầu thừa cân, béo phì nên điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện với mục tiêu tăng cân theo khuyến nghị.

Lựa chọn biện pháp sinh mổ nếu cân nặng thai nhi ước tính trên 4000g.

Trẻ sơ sinh trên 4000g nên được theo dõi sát và điều trị các vấn đề sau sinh như hạ đường huyết, vàng da, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, gãy xương …

 Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết