Thai trứng có nguy hiểm không?
04:13 - 13/07/2020 Lượt xem: 787
Mang thai xảy ra sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Đôi khi các giai đoạn đầu có thể bị xáo trộn trình tự khiến bào thai không thể phát triển Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai phát triển không bình thường. Trong đó một phần […]
Mang thai xảy ra sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Đôi khi các giai đoạn đầu có thể bị xáo trộn trình tự khiến bào thai không thể phát triển Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai phát triển không bình thường. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi chứa đầy dịch, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Tỉ lệ mắc phải thai trứng ở phụ nữ khoảng 0,1%.
Chửa trứng thường không kéo dài vì nhau thai không thể nuôi dưỡng em bé. Trong một số ít trường hợp, có thể dẫn gây nguy hiểm đến thai phụ.
Phụ nữ có thể mắc chửa trứng ngay cả khi mang thai bình thường ở lần trước đó và không để lại ảnh hưởng gì cho lần mang thai kế tiếp.
1. Phân loại chửa trứng
Có hai loại chửa trứng là: Chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần.
Chửa trứng hoàn toàn xảy ra khi chỉ có nhau thai phát triển trong bụng mẹ, không có thai nhi.
Trong chửa trứng một phần, có nhau thai và một số bộ phận của thai nhi không đầy đủ và không thể phát triển thành thai nhi hoàn thiện.
2. Triệu chứng
Ban đầu, chửa trứng có các dấu hiệu và triệu chứng như một thai kỳ điển hình. Tuy nhiên, có thể có những dấu hiệu bất thường khác như:
- Chảy máu bất thường: Chảy máu đỏ tươi đến nâu sẫm trong 3 tháng đầu (tối đa 13 tuần).
- Nồng độ hCG cao đi kèm nôn hoặc buồn nôn.
- Đau, chèn ép vùng chậu: Các tế bào trong chửa trứng phát triển nhanh hơn bình thường khiến bụng to nhanh, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai.
- Các dấu hiệu khác như: không thấy tim thai, huyết áp cao; thiếu máu thiếu sắt, tiền sản giật, u nang buồng trứng, cường giáp.
3. Thai trứng có nguy hiểm không?
Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, chửa trứng gây chảy máu âm đạo rỉ rả sẽ khiến sản phụ rơi vào tình trạng thiếu máu mạn tính. Nếu thai trứng bị kích thích và bị sẩy tự nhiên, tử cung sẽ bị chảy máu rất nhiều và bệnh nhân dễ rơi vào sốc mất máu, nguy kịch đến tính mạng. Thậm chí, thành tử cung do bị thai trứng xâm lấn nên khó co hồi tốt, nguy cơ bị băng huyết cao; hay dễ sót trứng, sót nhau và phải can thiệp bằng cách cắt trọn tử cung. Nếu là thai trứng ác tính ăn xuyên qua các lớp cơ tử cung, lòng tử cung bị thủng; gây xuất huyết dữ dội tràn ngập ổ bụng cũng rất nguy hiểm.
Trong các trường hợp chửa trứng không điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành ung thư nguyên bào nuôi; đòi hỏi phải hóa trị và theo dõi lâu dài về sau. Từ đó khả năng có thai lại sẽ gặp khó khăn.
Chửa trứng vốn là bệnh lý lành tính, nếu được phát hiện sớm và can thiệp triệt để tử cung sẽ co hồi nhanh, hết ra máu âm đạo và nồng độ hCG sẽ giảm nhanh ngay sau đó.
Nếu nghi ngờ mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng từ thai kỳ là được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.