Thành phần của máu gồm những gì?
02:36 - 05/05/2020 Lượt xem: 3677
Máu không phải là cơ quan nội tạng, mà là một tổ chức di động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Vậy thành phần của máu gồm những gì và vai trò cụ thể của máu là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu […]
Máu không phải là cơ quan nội tạng, mà là một tổ chức di động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Vậy thành phần của máu gồm những gì và vai trò cụ thể của máu là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về máu
Máu là một tổ chức di động trong cơ thể tồn tại dưới dạng mô lỏng, lưu thông khắp cơ thể thông qua động mạch và tĩnh mạch.
2. Thành phần của máu
Máu được sản xuất tại tủy xương, gồm 2 thành phần: phần không tế bào, phần tế bào máu.
2.1. Phần không tế bào
Là phần chất lỏng màu vàng là phần huyết tương chiếm 55% máu toàn phần (huyết tương bao gồm có các protein, muối, những protein quan trọng như albumin – thành phần chủ yếu của máu, globulin – gồm hàng nghìn loại kháng thể giúp chống lại các nhiễm trùng. Trong huyết tương có các yếu tố đông máu để tránh mất máu khi bị chảy máu do bị thương, phẫu thuật,…
2.2. Phần tế bào
Phần tế bào gồm 3 loại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Hồng cầu (tế bào đỏ)
Có khoảng 4-5 triệu/ mm3, chiếm 45% thể tích máu toàn phần, thời gian sống cầu hồng cầu 100-120 ngày. Chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Màng hồng cầu rất uyển chuyển giống như bong bóng xà phòng giúp hồng cầu di chuyển trong các cơ quan trong cơ thể mà không bị vỡ, đặc biệt đi các vi mạch để phóng thích oxy cho các mô. Ngoài ra, hồng cầu còn chứa các enzym cacbonic anhydraza. Các enzyme này có vai trò chuyển cacbonic về phổi.
Bạch cầu:
Bạch cầu chiếm 1% tế bào máu, bạch cầu có vai trò quan trọng trong cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng. Bạch cầu gồm có một số loại khác nhau, có chức năng khác nhau trong cơ chế chống nhiễm. Bạch cầu hạt là bạch cầu nhân múi và có hạt trong nguyên sinh chất, phụ thuộc vào sự bắt màu khi nhuộm mà chia thành, bạch cầu hạt trung tính và bạch cầu hạt ái toan, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu mono chiếm 4%. Bạch cầu lympho chiếm 30%. Thời gian sống của bạch cầu khoảng 18-36 giờ. Số lượng bạch cầu 7000/mm3.
Tiểu cầu:
Là các tế bào máu nhỏ nhất có khoảng 200.000/mm3 máu; tiểu cầu có vai trò quan trọng khởi động quá trình cầm máu.
Tất các các tế bào máu: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đều được sinh ra từ tế bào gốc tạo máu. Chỉ trong 4 tuần tế bào gốc nhân lên rất nhanh đủ để thay thế tế bào máu của cơ thể.
Máu có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể, trong một số trường hợp máu sẽ được chỉ định truyền, nhận để bảo vệ các hoạt động sống cho con người.
3. Vai trò của máu
Máu chiếm 1⁄3 cơ thể của con người và chiếm một vai trò vô cùng quan trọng:
- Giúp điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.
- Đóng vai trò cung cấp oxy đến toàn bộ các cơ quan để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
- Giúp đào thải CO2 qua phổi, đào thải nước – cặn bã qua đường nước tiểu, vận chuyển các chất về gan để tổng hợp chất mới và khử độc, đào thải qua mồ hôi, tiêu hủy tế bào già qua lách và tổ chức hên võng.
- Làm nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
- Cầm máu bằng cơ chế đông máu.