Thay đổi của làn da và cách chăm sóc khi mang thai
10:54 - 21/06/2022 Lượt xem: 482 Tác giả: Lê Huyền Trang
Thay đổi của làn da khi mang thai.
- Mụn trứng cá: trong thời kỳ mang thai, một số phụ nữ bị mụn trứng cá, đặc biệt là những người dễ bị mụn trong thời kỳ kinh nguyệt (trước khi mang thai). Ngược lại, một số phụ nữ cảm thấy tình trạng mụn có cải thiện trong thời gian mang thai.
- Da chân hơi xanh: Đối với một số phụ nữ (đặc biệt những người sống ở vùng khí hậu lạnh), tăng kích thích tố có thể gây ra sự đổi màu tạm thời trên chân. Điều này thường biến mất sau khi sinh.
- Da mặt sạm: Một số phụ nữ thấy da mặt trở nên tối sạm khi có bầu. Sự thay đổi này được gọi là "mặt nạ của thai kỳ". Nó phổ biến hơn ở phụ nữ có tóc đen và làn da xanh xao. Những điểm màu nâu có thể xuất hiện không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt. Đôi khi những dấu hiệu xuất hiện quanh mắt hoặc qua mũi. Các vùng bị tối có thể bị sạm đen hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng những dấu hiệu này thường mờ nhạt hoàn toàn sau khi sinh.
- Thay đổi ở móng: Đối với một số phụ nữ, hormone thai kỳ có thể gây ra những thay đổi trong móng tay và móng chân.
- Những thay đổi này bao gồm sự tăng trưởng nhanh của móng; móng tay trở nên giòn hoặc mềm.
- Mạch máu nhỏ dưới bề mặt da: Việc tăng lưu lượng máu trong thai kỳ gây nên các mạch máu nhỏ ẩn dưới bề mặt da. Ngoài ra, kích thích tố còn làm tăng tuyến dầu dưới da. Điều này có thể khiến khuôn mặt của bạn sáng bóng.
- Ngứa ngáy: nhiều phụ nữ mang thai có da bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này xảy ra khi da kéo giãn để thích ứng với sự tăng trưởng của cơ thể.
- Sọc tối trên bụng: đối với nhiều phụ nữ, thêm sắc tố (màu) trong da gây ra các vệt tối xuất hiện, chạy từ rốn đến vùng mu. Các vệt sọc này mất dần sau khi sinh.
- Mặt ‘húp híp’: trong tam cá nguyệt thứ ba, mí mắt và khuôn mặt của bạn có thể trở nên sưng húp, thường vào buổi sáng. Điều này là do máu lưu thông tăng lên và thường là vô hại. Nhưng nếu bạn có bọng ở mặt cùng với sự tăng cân đột ngột, hãy đi khám bác sĩ để loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn khác.
- Phát ban: nhiều phụ nữ đổ mồ hôi nhiều trong khi mang thai bởi vì nội tiết tố ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho chứng phát ban nhiệt. Cuối thai kỳ, một số phụ nữ cũng phát triển vô hại chứng ngứa da gà đỏ trên bụng. Nó cũng có thể lây lan đến mông, tay, chân, gây khó chịu.
- Lòng bàn tay ngứa, ửng đỏ: tăng trong hormone estrogen có thể khiến lòng bàn tay của bạn trở thành đỏ và ngứa. Đối với một số phụ nữ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lòng bàn chân của họ. Giống như hầu hết các thay đổi da xảy ra trong thai kỳ, chứng đỏ lòng bàn tay – bàn chân thường mất dần sau khi sinh.
- Rạn da: khi ngực và bụng phát triển, hầu hết phụ nữ phát triển các dấu hiệu căng da trên bụng và ngực. Kéo theo đó là những vệt rạn da xuất hiện. Tùy thuộc vào từng loại da khác nhau, chúng có thể mang màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào màu da của từng người mẹ. Nhiều phụ nữ phát triển rạn da trên mông, đùi, hông hoặc vú. Rạn da gây ra bởi những vết rách mô li ti nằm ngay dưới da khi da bị kéo căng. Không có cách nào để ngăn chặn vết rạn da khi mang thai. Chúng thường mờ dần và trở nên ít đáng chú ý sau khi sinh nở.
- Giãn tĩnh mạch mạng nhện: một số phụ nữ mang thai có tĩnh mạch trên mặt, cổ, ngực, hoặc cánh tay, do máu lưu thông tăng lên cộng với thay đổi nội tiết tố. Chúng gồm những đốm nhỏ màu đỏ có đường nhánh. Những dấu hiệu trên sẽ biến mất hoặc mờ dần sau khi sinh.
- Tàn nhang, nốt ruồi và những điểm da sạm: trong hầu hết phụ nữ mang thai, thay đổi nội tiết khiến da của họ tối hơn những phụ nữ khác. Điều này có thể thấy rõ ràng ở những nốt tàn nhang, nốt ruồi, núm vú, quầng vú, đùi bên trong và môi lớn (mô sinh dục bên ngoài của âm đạo). Một số điểm sạm này có thể mờ dần sau khi sinh. Nhưng các vùng da này dường như vẫn đậm hơn so với trước khi mang thai.
Chăm sóc da trong thai kỳ.
Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý là việc hết sức quan trọng. Nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, vì đây là thời điểm hình thành não bộ và các bộ phận cơ thể của trẻ nên mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước ( 2- 2,5 lít nước một ngày). Kiểm soát cân nâng cân nặng cũng rất cần thiết bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20kg.
Thư giãn vận động: Làm đẹp khi mang thai không chỉ là ăn uống và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da. Mẹ cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Khi vận động, cơ thể tiết ra chất endorphin giúp mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, dồi dào sinh lực và chất này cũng qua nhau thai đến với bé, giúp bé thư giãn, sảng khoái. Việc vận động còn giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể chịu đựng tốt hơn, sinh con dễ dàng hơn. Và hơn hết là giúp tăng cân hợp lý, kiểm soát tốt trọng lượng bào thai, đồng thời sớm hồi phục vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh.
Chăm sóc da khi mang thai: Giữ da mặt luôn sạch sẽ: các mẹ bầu dù có làn da khô, da thường hay da dầu thì cũng chỉ nên rửa mặt sạch 2 lần/ngày với sữa rửa mặt an toàn dành cho mẹ bầu, đặc biệt là các loại có chứa thành phần dịu nhẹ, tránh gây kích ứng da.
Đối với da body: Để da vùng bụng và đùi giữ được độ săn chắc sau sinh. Sau khi tắm bạn hãy thoa thật nhẹ nhàng các sản phẩm dưỡng thể dành cho body (dạng sữa hoặc kem) lên vùng bụng, đùi, mông theo chiều kim đồng hồ, di chuyển từ trên xuống dưới, kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả. Nếu bạn sợ sau khi sinh bị rạn da có thể dùng kem chống rạn từ tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và tiếp tục dùng cho đến khi sau khi sinh 6 tháng. Tuy nhiên khi thoa kem lên vùng bụng, bạn chỉ cần thoa đều, nhẹ và không nên massage bụng bằng các động tác mạnh để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là từ tháng thứ 7 của thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái: Cuối cùng, giữ cho mình một tâm lý thoải mái, không căng thẳng và quá lo âu sẽ là cách chăm sóc da hữu hiệu nhất mà mẹ bầu nên duy trì lâu dài trong thời kỳ mang thai.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.