googleb578e89369db4e48.html

Thay đổi giải phẫu sinh lý ở phụ nữ khi mang thai

04:11 - 08/02/2020 Lượt xem: 3753

 Khi có thai cơ thể người phụ nữ có những thai đổi lớn về giải phẫu sinh lý như thay đổi ở tử cung, buồng trứng, âm đạo…toàn cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén.  1. Thay đổi ở thân tử cung Trong khi có thai và trong khi đẻ, thân tử cung […]

thay đổi tử cung ở phụ nữ mang thai

 Khi có thai cơ thể người phụ nữ có những thai đổi lớn về giải phẫu sinh lý như thay đổi ở tử cung, buồng trứng, âm đạo…toàn cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén.

 1. Thay đổi ở thân tử cung

Trong khi có thai và trong khi đẻ, thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, tại đây hình thành bánh rau, màng rau, làm nên buồng ối để chứa cái thai. Trong khi chuyển dạ để tử cung biến dần thành cái ống dẫn thai ra. Để đáp ứng những yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, tích chất lẫn vị trí.

– Trọng lượng:

Tử cung khi chưa có thai nặng 50-60g, vào cuối thời kỳ thai nghén nó có thể tăng lên đến 1000g.

Khi chưa có thai chiều sâu buồng tử cung đo được 6-8cm, những vào cuối thai kỳ lên tới 32 cm.

Thân tử cung cũng phát triển không đều. Trong nửa đầu thai kỳ tổ chức tử cung phát triển mạnh và trọng lượng tăng chủ yếu vào giai đoạn này. Vào khoảng giữa thai kỳ thành tử cung dày nhất khoảng 2,5 cm, trong khi đó lúc chưa có thai chỉ khoảng 1cm. vào cuối thai kỳ nó sẽ giảm xuống còn 0,5-1cm.

– Mật độ:

Khi không có thai, mật độ tử cung chắc, nắn thấy có tính đàn hồi. Nhưng khi có thai, các tổ chức tế bào đã xung huyết nhiều nên hoàn toàn mềm, dễ nắn lún xuống. Eo tử cung có thể nắn không thấy và khối thân tử cung tách rời khỏi khối cổ tử cung. Đó là dấu hiệu Hegar hay được nhắc đến trong những tháng đầu trong quá trình chẩn đoán thai nghén.

– Hình thể:

Trong ba tháng đầu, tử cung tròn như quả bóng, đường kính trước sau to hơn đường kính ngang. Phần dưới phình to, có thể nắn thấy qua cùng đồ âm đạo ( dấu hiệu Noble).Trong những tháng này , hình thể tử cung không đều vì thai không chiếm toàn bộ buồng tử cung, làm cho tử cung không đối xứng ( dấu hiệu Piszkacsek dùng trong chẩn đoán thai nghén). Vào 3 tháng giữa, tử cung hình quả trứng, cực nhỏ ở dưới, cực to ở trên. Đáy tử cung phình to, nhất là ở mặt sau. Về sau, khi tai đã lớn, tử cung có hình dáng in tư thế của thai nằm bên trong hình quả trứng, hình trái tim, bè ngang,…

– Vị trí:

Khi chưa có thai, tử cung nằm trong tiểu khung, khi có thai thì lớn lên và tiến vào ổ bụng. Không kể tháng đầu, tử cung nấp sau khớp mu, từ tháng thứ hai trở đi, cứ mỗi tháng trung bình tử cung phát triển lên phía trên khớp mu 4cm.

2. Thay đổi ở eo tử cung

Trước khi có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, chiều cao chỉ 0,5-1cm. Khi có thai, eo tử cung giãn rộng dần, dài và mỏng ra biến thành đoạn dưới tử cung, Đó là ngôi thai lọt dần. Cho tới khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung dài khoảng 10cm, Như thế, đoạn dưới được thành lập dần dần trong suốt thai kỳ. Nhưng đoạn dưới chỉ hoàn toàn hình thành khi có sự chuyển dạ, nhờ sự co bóp của tử cung. Đối với người con so, sự thành lập đoạn dưới xảy ra từ đầu tháng thứ 9. Ở người con dạ, đoạn dưới hình thành vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ.

3. Sự thay đổi ở cổ tử cung của phụ nữ khi mang thai

Cổ tử cung thay đổi nhiều hơn thân tử cung. Khi có thai, cổ tử cung mềm ra, mềm từ ngoại vi đến trung tâm. Do đó khi có thai, trong những tuần đầu khám cổ tử cung sẽ thấy như một trục bằng gỗ quấn nhung.

Trong khi có thai, biểu mô của cổ tử cung có mầu tím dọ mạch máu ở phía dưới bị cương tụ.

Chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo thành một cái nút bít kín lỗ cổ tử cung, bảo vệ không cho tinh trùng làn thứ 2 và không cho nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục trên. Chỉ khi chuyển dạ cổ tử cung xóa mở, chất nhầy mới được tống ra ngoài.

4. Sự thay đổi âm đạo của phụ nữ mang thai

Trong khi có thai, các lớp biểu mô ở âm đạo không phát triển, không trưởng thành, để thành những lớp tế bào bề mặt, những tế bào nhân đông như khi chưa có thai.

Dựa vào xét nghiệm tế bào học âm đạo có thể đánh giá được tình hình hoạt động nội tiết của thai phụ và từ đó tiên lượng về mặt giữ thai.

Nhưng trong khi đó âm đạo đã dài ra và dễ giãn do tính chất đàn hồi của thành âm đạo dầy lên; các nụ âm đạo đã phù mọng và đôi khi nổi lên; phía dưới biểu mô âm đạo có nhiều tĩnh mạch giãn nở làm cho âm đạo có mầu tím. Chất dịch tiết trong âm đạo đã toan hơn nên các mầm bệnh không phát triển được.

Các môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng, nhìn mắt thường cũng có thể thấy được. Dưới da có những mạng lưới tĩnh mạch phong phú làm cho âm vật cũng có màu tím.

5. Thay đổi buồng trứng ở phụ nữ mang thai

Trong 3 tháng đầu, hoàng thể tiếp tục phát triển; hoàng thể thai nghén to hơn hoàng thể kinh nguyệt, các bọc noãn không chín; người phụ nữ không hành kinh.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp hành kinh trong khi có thai, mặc dù hiện tượng đó là bất thường. Các bọc noãn phát triển tới một mức độ nhất định rồi teo đi. Buồng trứng trong khi có thai cũng xung huyết như các cơ quan sinh dục khác; cũng phù và to lên, nặng lên. Khi có thai trên 3 tháng, hoàng thể dần dần thoái triển.

6. Thay đổi vòi trứng

Trong khi có thai, vòi trứng không làm nhiệm vụ gì. Tuy thế, hiện tượng xung huyết và mềm tổ chức cũng đã xảy ra. Một đôi chỗ trên vòi trứng có thể xuất hiện tình trạng sản bào hóa; nhất là khi thai nghén mới bắt đầu. Hiện tượng này có thể sảy ra ở một số nơi của ổ bụng.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết