Thiếu canxi trong thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
16:03 - 26/10/2022 Lượt xem: 609 Tác giả: Thu Hoàng
Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Vậy thiếu canxi gây ảnh hưởng như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Nhu cầu Canxi khi mang thai
Giống với các thành phần khác, khi bổ sung canxi các bà bầu cần quan tâm đến hàm lượng mỗi ngày trong từng giai đoạn mang thai khác nhau. Hàm lượng canxi có thể không chính xác hoàn toàn, dao động trong khoảng 800 – 1.500mg canxi/ngày nhưng không nên bổ sung thiếu.
- Giai đoạn 1 (từ tuần 1 – 14): bổ sung 800mg/ngày.
- Giai đoạn 2 (từ tuần 15 – 28): bổ sung 1000mg/ngày.
- Giai đoạn 3 (từ tuần 29 – 40): bổ sung 1500mg/ngày.
2. Dấu hiệu thiếu canxi trong thai kỳ
Dấu hiệu bị gãy móng tay:
Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất của việc thiếu canxi. Tương tự xương, móng tay cũng cần canxi để duy trì độ chắc khỏe. Ở mức độ này, sự thiếu hụt thể hiện rõ ràng khi móng tay trở nên ố vàng, có các vết nứt, móng tay mỏng đi và dễ gãy khi va chạm mạnh.
Cơ thể mệt mỏi
Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn hay cảm vặt, sổ mũi… vì thiếu canxi. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời, buồn ngủ và không có năng lượng làm việc – từ thể chất tới tinh thần.
Đau nhức cơ bắp, chuột rút:
Thông thường, cơ thể có đủ lượng hemoglobin và nước, nên đột nhiên đau cơ thì nhiều khả năng do nồng độ canxi quá thấp, nhất là vùng đùi và cơ bắp chân. Các cơn chuột rút, đau cơ hay mỏi lưng khi ngồi là dấu hiệu của việc canxi tụt giảm nghiêm trọng. Vì thế đừng chủ quan với việc chuột rút 2-3 lần/ tuần, đặc biệt khi thức dậy hoặc đi đứng sau thời gian dài ngồi, nằm.
Hỏng men răng, sâu răng
Khi thiếu canxi, mẹ sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước, bởi thành phần chính cấu tạo nên răng chính là canxi. Màu sắc răng thay đổi chuyển sang màu vàng hoặc vàng nhạt
Sâu răng là một triệu chứng khác của thiếu canxi, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bà bầu.
Tê tay chân
Bà bầu thường gặp từ tháng thứ 5 cho đến hết thai kỳ: Cảm giác tê ngón tay, tứ chi trên và dưới, chuột rút của cơ bắp chân, chủ yếu xảy ra vào ban đêm.
Do thai nhi bắt đầu phát triển mạnh gây chèn ép các mạch máu gây tê tay chân. Bên cạnh đó, có thể chứng tỏ bạn bị thiếu canxi.
Da khô, tóc dễ gãy
Thiếu canxi trong một thời gian dài làm cho da khô có vảy hoặc bong tróc. Thậm chí khiến tóc của bạn mỏng, khô, dễ gãy và dễ gãy.
3. Hậu quả của việc thiếu canxi
Khi mang thai, canxi cần cho sự phát triển của trẻ và tránh được nguy cơ loãng xương của các mẹ. Sự thiếu hụt canxi trong cơ thể là nồng độ canxi trong huyết thanh quá thấp, tức là dưới 2,3 mmol / L (millimole / lít).
- Nếu không cung cấp đủ canxi cho thai nhi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Nguy cơ dị tật cao, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi.
- Trẻ có nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
- Hạn chế về mặt nhận thức, dễ mắc bệnh về tim mạch, không phát triển toàn diện.
- Biến dạng các xương gây dị hình: Thóp rộng, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán, đầu bẹp cá trê.
- Còi xương bẩm sinh, giảm chiều dài sơ sinh.
- Mắc tật về xương khớp như thiếu xương, còi xương, chân vòng kiềng,…
- Răng mọc chậm.
- Chậm phát triển vận động: chậm biết bò, chậm biết lẫy, chậm biết đi, có thể sinh non.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.