googleb578e89369db4e48.html

Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

07:16 - 11/12/2019 Lượt xem: 457

Thiếu máu khi mang thai là bệnh thường gặp với những triệu chứng điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, niêm mạc nhợt nhạt (biểu hiện ở môi hoặc mí mắt). Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. […]

Thiếu máu khi mang thai là bệnh thường gặp với những triệu chứng điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, niêm mạc nhợt nhạt (biểu hiện ở môi hoặc mí mắt). Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu có trong máu ngoại vi bị giảm đi, khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp < 11g/dl.

2. Nguyên nhân gây ra thiếu máu?

 – Có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. 

 – Do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. 

 – Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu nhiều hơn.

3.Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nên những ảnh hưởng gì?

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai gây nên tình trạng thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não…có thể gây những hậu quả nặng nề cho mẹ và con.

    • Đối với mẹ:

Dễ sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

    • Đối với con:

Nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu.

4. Dự phòng thiếu máu khi mang thai

    • Bổ sung qua chế độ ăn.

– Sắt có nhiều trong thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau ranh…

– Sắt từ thức ăn nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn sắt từ nguồn gốc thực vật.

– Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, can xi, photpho, sắt, chất khoáng và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.  Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà.

– Ăn loại trái cây tươi giàu vitamin C như: cam, bưởi, táo… sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.

– Để hấp thụ sắt tốt nhất bà bầu nên uống khi đói.

– Cần tránh dùng chung thuốc sắt với canxi; trà, cà phê hay sữa sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Bổ sung sắt qua đường uống
Bổ sung sắt qua đường uống

Liều 60 mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày. Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.

– Lưu ý:

Uống viên sắt – acid folic có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn. Để giảm bớt cảm giác khó chịu do tác dụng phụ của thuốc, nên uống thuốc vào một giờ nhất định; Ăn thêm rau, quả và uống nhiều nước.

Tham khảo bài viết:

Axit folic- Nên uống trước khi mang thai để dự phòng dị tật thai nhi

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone