Thiếu máu khi mang thai
16:15 - 16/03/2022 Lượt xem: 802 Tác giả: Lê Huyền Trang
Nguyên nhân gây thiếu máu trong thai kỳ
Cơ thể chúng ta sử dụng sắt để tạo hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu có khả năng vận chuyển oxy đến các tổ chức của cơ thể. Khi mang thai, một lượng máu của mẹ sẽ cung cấp cho thai nhi , do đó nhu cầu sắt phải tăng lên gấp đôi. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc lượng sắt cung cấp không đủ có thể bị thiếu máu thiếu sắt.
Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl.
Các dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
Có thể không có các triệu chứng rõ ràng của thiếu máu khi mang thai trừ khi số lượng tế bào hồng cầu giảm xuống rất thấp. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Da nhợt nhạt, môi, móng tay, lòng bàn tay hoặc bên dưới mí mắt
- Mệt mỏi
- Cảm giác quay cuồng (chóng mặt) hoặc chóng mặt
- Thở gấp
- Nhịp tim nhanh
- Khó tập trung
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác như ốm nghén, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe trong thai kỳ.
Ai có nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai?
Phụ nữ có nhiều khả năng bị thiếu máu khi mang thai nếu:
- Là những người ăn chay hoặc thuần chay nghiêm ngặt. Họ có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin B12 hơn.
- Phụ nữ có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ nếu họ:
- Mang 2 thai gần nhau
- Mang thai đôi trở lên
- Thường xuyên bị nôn do ốm nghén
- Không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống và vitamin trước khi sinh
Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Vai trò của hemoglobin là mang oxy cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim. Trong giai đoạn có thai, các quá trình này còn diễn ra tích cực hơn nữa, vừa đảm bảo năng lượng dự trữ cho mẹ, vừa giúp hình thành và phát triển bào thai.
Vì vậy, thiếu máu ở sản phụ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm không chỉ bản thân người mẹ mà còn ở cả thai nhi.
- Đối với sản phụ: sảy thai dễ xảy ra trong 3 tháng đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong 3 tháng cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kỳ cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật - sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Sau sinh, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt...
- Đối với thai nhi: Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài. Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác.
Phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu
Dinh dưỡng tốt trước khi mang thai là điều quan trọng:
- Bổ sung vitamin: Vitamin B-12 rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và protein.Những thực phẩm: sữa, trứng, thịt và cá có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B-12. Những phụ nữ không ăn bất kỳ loại thực phẩm nào từ động vật (người ăn thuần chay) có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B-12. Những người ăn chay trường nghiêm ngặt thường cần tiêm vitamin B-12 trong thai kỳ.
- Folate (axit folic) là một loại vitamin B kết hợp với sắt để giúp tăng trưởng tế bào. Nếu không cung cấp đủ folate trong thai kỳ, bạn có thể bị thiếu sắt. Axit folic giúp giảm nguy cơ sinh con bị một số dị tật bẩm sinh về não và tủy sống nếu được dùng trước khi mang thai và trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Hạn chế những chất ức chế hấp thu sắt như: tannin, phytat có trong ngũ cốc thô, trà...
- Cần tránh dùng chung thuốc sắt với canxi; hay sắt và thuốc chống loét dạ dày sẽ làm giảm hấp thu sắt (những thuốc trên khi kết hợp với nhau cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ). Không dùng chung thuốc chứa sắt với trà, cà phê hay sữa sẽ làm giảm hấp thu sắt.
Làm thế nào để chẩn đoán thiếu máu khi mang thai?
Tổng phân tích tế bào máu:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu, một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn đông máu.
Sắt huyết thanh
Định lượng sắt huyết thanh có thể cho biết nồng độ sắt hiện tại trong cơ thể là bao nhiêu, thừa hay thiếu.
- Sắt huyết thanh tăng trong: tăng sự phá huỷ hồng cầu, thiếu máu thiếu sắt,…
- Sắt huyết thanh giảm trong: thiếu máu thiếu sắt, giảm hấp thu sắt,…
Định lượng Ferritin
Ferritin là sắt được dự trữ trong cơ thể.
- Ferritin giảm trong: giảm dự trữ sắt, thiếu máu thiếu sắt,…
- Ferritin tăng trong: bệnh lý tan máu, thừa sắt,…
Điện di huyết sắc tố
Đánh giá thành phần và tỷ lệ hemoglobin (Hb) trong máu. Có giá trị trong chẩn đoán và sàng lọc bệnh lý huyết sắc tố .Nên thực hiện khi:
- Những trường hợp thiếu máu tán huyết không giải thích được.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ không liên quan đến giảm sắt, bệnh lý mãn tính
- Tiền sử gia đình có bệnh lý huyết sắc tố
- Kết quả một số test sàng lọc hồng cầu liềm, bệnh HbH, HbE… dương tính
- Đối với những người đang có dự định kết hôn với nhau và có mắc một số bệnh về huyết sắc tố, giúp họ tầm soát khả năng di truyền bệnh lại cho con để có những quyết định thích hợp khi mang thai.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn