Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
16:57 - 18/11/2024 Lượt xem: 7 Tác giả: Thanh Nga
Thiếu máu trong thai kỳ là bất thường huyết học gặp phải hàng đầu ở phụ nữ mang thai. Vấn đề này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được được điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về những biến chứng có thể xảy ra, các mẹ hãy cùng Phòng khám 43 Nguyễn Khang theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Tình trạng thiếu máu khi mang thai xuất phát từ đâu?
Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng và bất kì lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Theo thống kê từ Viện dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam là 25,4% (2020).
Mẹ có thể nhận biết mình đang gặp phải tình trạng thiếu máu trong thai kì thông qua các biểu hiện:
- Mệt mỏi, dễ hụt hơi, mất sức
- Da, niêm mạc nhợt, sắc mặt xanh xao
- Tóc gãy rụng, móng giòn, dễ gãy
- Ù tai, chóng mặt, tim đập nhanh
- Tê tay chân
- Suy giảm trí nhớ
- Rối loạn tiêu hoá
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai chủ yếu đến từ các nguyên nhân:
- Thiếu sắt: xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt tạo hemoglobin để cung cấp oxy đến các mô trong cơ thể
- Thiếu folate: cơ thể không có đủ lượng acid folic - vitamin nhóm B cần thiết trong quá trình tổng hợp DNA và sản xuất các tế bào hồng cầu
- Thiếu vitamin B12: đây là vitamin cần thiết để tạo nên các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu hụt oxy trong máu và các mô.
Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60% tổng số trường hợp.Tuy nhiên, theo thống kê, khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai chỉ đạt 40% lượng sắt và acid folic so với khuyến nghị. Thêm vào đó, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không cung cấp đủ các vi chất cần thiết thì tình trạng thiếu máu có thể càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
2. Thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?
Đối với mẹ:
- Nguy cơ sảy thai, thai lưu, vỡ ối sớm, sinh non
- Bất thường nhau thai
- Nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ
- Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng sau sinh
Đối với thai nhi:
- Có khả năng suy thai
- Nguy cơ sinh non, nhẹ cân
- Dễ mắc các bệnh lý sơ sinh, bệnh tim mạch và có thể ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ lâu dài
3. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu trong thai kỳ?
Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán thiếu máu bao gồm:
- Tổng phân tích tế bào máu
- Định lượng Ferritin
- Định lượng sắt huyết thanh
- Điện di huyết sắc tố
4. Bổ sung sắt và acid folic trong thai kỳ
Theo khuyến cáo từ WHO, phụ nữ mang thai cần bổ sung 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong giai đoạn mang thai.
Mẹ có thể bổ sung từ nguồn thực phẩm hoặc chất sắt dạng viên hoặc dạng nước.
- Thực phẩm giàu sắt: gan và nội tạng động vật, thịt đỏ, rau chân vịt, cac loại đậu, bông cải xanh,...
- Thực phẩm giàu acid folic: rau chân vịt, măng tây, quả óc chó, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, bơ,..
- Sản phẩm bổ sung sắt và acid foclic cho bà bầu: Ferrovit, Tardyferon B9, Fogyma, Chela-Ferr Forte
Phòng khám 43 Nguyễn Khang có thực hiện xét nghiệm máu cơ bản, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hoá máu,... giúp đánh giá sức khoẻ của mẹ trong thai kỳ. Với trang thiết bị máy móc hiện đại luôn cập nhật đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng cùng đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn, tận tâm chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hài lòng.
Để đặt lịch tới Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai xét nghiệm máu và theo dõi thai kỳ ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.