googleb578e89369db4e48.html

Thoát vị rốn – Dị tật bẩm sinh thường gặp

07:44 - 15/09/2020 Lượt xem: 3756

Thoát vị rốn là một dạng dị tật bẩm sinh thường gặp. Thoát vị rốn đơn thuần không quá nguy hiểm tỷ lệ sống lên tới 70%, tuy nhiên nó có thể trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn nếu kèm theo các dị tật khác như dị tật tim, tiêu hóa, tiết niệu… […]

Thoát vị rốn là một dạng dị tật bẩm sinh thường gặp. Thoát vị rốn đơn thuần không quá nguy hiểm tỷ lệ sống lên tới 70%, tuy nhiên nó có thể trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn nếu kèm theo các dị tật khác như dị tật tim, tiêu hóa, tiết niệu…

1.Thoát vị rốn là gì ?

Thoát vị rốn là tình trạng bất thường thành bụng thai nhi khiến hở vùng rốn nên các tạng trong bụng như dạ dày, ruột, đôi khi có cả gan bị đẩy ra bên ngoài ổ bụng 1 phần hay hoàn toàn và những tạng này nằm trong 1 túi phúc mạc vô trùng. Bình thường vào khoảng tuần lễ thứ 9 – 10 thai kỳ, ruột nằm bên ngoài thành bụng, đến tuần 12 thai kỳ, ruột xoay và di chuyển vào ổ bụng cùng với sự phát triển cơ thành bụng khép kín lại.

Thành phần nằm trong khối thoát vị cũng khác nhau, chủ yếu là ruột non và mạc nối lớn. Cổ thoát vị càng lớn th́ì thành phần nằm trong khối thoát vị càng nhiều; có thể là ruột non, đại tràng, dạ dày, gan và thậm chí cả các tạng nằm trong lồng ngực.

Tỉ lệ 1/6.000 trẻ sinh sống. Thoát vị rốn nhỏ khi đường kính < 2,5 cm; trung bình 2,5 – 5 cm; lớn > 5 cm.

thoát vị rốn

2. Nguyên nhân

Hiện nay vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây thoát vị rốn cũng như cách phòng ngừa trong thai kỳ. Một trong những nguyên nhân gây thoát vị rốn thường gặp là có bất thường nhiễm sắc thể thai nhi; từ đó làm cơ thành bụng yếu và không phát triển tương thích với quá trình xoay của ruột gây nên tình trạng này. 30-75% các trường hợp thoát vị rốn kèm theo những bất thường khác như tim bẩm sinh, bất thường hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và chi..

3. Chẩn đoán

Thoát vị trong dây rốn có thể hoàn toàn có khả năng chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm. Chẩn đoán thoát vị này có thể thấy được ở tuổi thai từ 12 tuần( không thể làm sớm hơn v́ì không thể phân biệt được với thoát vị sinh lý). C̣òn đa số được chẩn đoán vào tuổi thai 21- 24 tuần khi người phụ nữ đến siêu âm hình thái thai nhi. 50-70% trường hợp có kèm theo các bất thường về nhiễm sắc thể (Trisomy 13,18,21).

thoát vị rốn
Siêu âm là cách tốt nhất để chẩn đoán thoát vị rốn ở thai nhi

Siêu âm:

      • Đường kính ngang bụng nhỏ.
      • Khối nằm ở mặt trước bên ngoài thành bụng, bờ nhẵn, bên trong có chứa các cơ
      • quan nội tạng, thường là gan hoặc ruột non.
      • Dây rốn đi vào mặt trước hoặc một bên của khối thoát vị. Tĩnh mạch rốn thấy đựợc
      • trên khối này.
      • Các bất thường khác đi kèm: tim, thoát vị hoành, xương, niệu , thần kinh…
      • Thường đa ối, có thể có báng bụng.

4. Điều trị

Đối với tình trạng này thì sẽ không có cách nào để khắc phục khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, chỉ có thể đợi sau khi trẻ chào đời thì mới tiến hành điều trị sau sinh. Tùy vào khối thoát vị lớn hay nhỏ, số tạng thoát vị ra ngoài nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau.

5. Tiên lượng

Khối thoát vị tùy thuộc theo các bất thường đi kèm, có hay không có rối lọan cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể. Thoát vị rốn chỉ chứa các quai ruột thường có rối lọan nhiễm sắc thể nhiều hơn chứa gan.

Độ lớn của khối thoát vị không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong nếu không kèm theo những khuyết tật nghiêm trọng. Tỷ lệ sống 70% nếu không kèm dị tật tim bẩm sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?