googleb578e89369db4e48.html

Thoát vị rốn khi mang thai – Mẹ bầu cần biết

04:32 - 11/09/2020 Lượt xem: 1403

Thoát vị rốn là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai. Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực trong ổ bụng. Thoát vị rốn rất thường gặp và thường vô hại, […]

Thoát vị rốn là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai. Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực trong ổ bụng. Thoát vị rốn rất thường gặp và thường vô hại, tuy nhiên trong một vài trường hợp ít gặp nó có thể trở nên nghiêm trọng.

1. Thoát vị rốn khi mang thai

Thoát vị là hiện tượng xuất hiện một lỗ nhỏ ở thành bụng chứa các mô và cơ quan nội tạng bao gồm cả dạ dày và ruột. Khi bụng của bạn phát triển và kéo giãn ra trong lúc mang thai; áp lực lên thành bụng cũng bắt đầu tạo ra nhiều hơn khiến lỗ nhỏ lớn dần hoặc tạo thành lỗ mới.

Thoát vị rốn khá phổ biến trong thai kỳ và xảy ra ngay ở rốn do ruột phình lên thành bụng. Ngoài ra, còn có tình trạng khác còn được gọi là thoát vị gần rốn.

2. Bà bầu bị thoát vị rốn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thai nhi được bảo vệ an toàn trong bụng mẹ và chứng thoát vị rốn không thể gây ra bất kỳ tổn hại nào cho trẻ. Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị mất cảm giác ngon miệng do khó chịu từ chứng thoát vị rốn gây ra, thì đó là điều cần lo lắng. Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Triệu chứng thoát vị rốn là gì ?

Nếu phụ nữ đang mang thai nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây; điều đó có thể là do thoát vị rốn:

      • Xung quanh rốn trở thành hình thuôn hoặc hình cầu.
      • Bà bầu cảm thấy đau trong hoặc xung quanh rốn khi ho, hắt hơi hay khi cúi xuống.
      • Mẹ bầu cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển ở giai đoạn sau của thai kỳ.
      • Đau rốn – tình trạng này xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô mỡ ép vào khu vực gần rốn, dẫn đến phình hoặc sưng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sự sưng phồng này có thể trở thành một tình trạng nghiêm trọng.

4. Lưu ý cho bà bầu bị thoát vị rốn

      • Ăn những món ăn canh đu đủ, khoai tây, rau lang luộc, v.v… để giúp dễ tiêu tránh phải rặn khi đi ngoài vì ảnh hưởng tới cơ bụng.
      • Nên giữ cân nặng cân đối, không để bị béo phì.
      • Không cố gắng nâng vật nặng quá sức.
      • Mẹ bầu cần sự can thiệp của bác sĩ ngay khi cảm thấy phồng rộp gần lỗ rốn.
      • Không nên tự ý chữa trị của hay áp dụng các kinh nghiệm dân gian như dán đồng xu lên vùng thoát vị vì rốn là bộ phận rất nhạy cảm
      • Nếu sự khó chịu ở vùng rốn đi kèm với sốt, buồn nôn hoặc thậm chí chảy máu; thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết