googleb578e89369db4e48.html

Thời điểm để thực hiện kỹ thuật chọc ối

00:35 - 18/04/2020 Lượt xem: 295

Kỹ thuật chọc ối được thực hiện ở tuần 15-18 thai kỳ. Chọc ối giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi do các bất thường về di truyền liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể. 1. Chọc ối là gì? Cũng giống như sinh thiết gai nhau, chọc ối là một xét nghiệm tiền […]

Kỹ thuật chọc ối được thực hiện ở tuần 15-18 thai kỳ. Chọc ối giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi do các bất thường về di truyền liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể.

1. Chọc ối là gì?

Cũng giống như sinh thiết gai nhau, chọc ối là một xét nghiệm tiền sản, trong đó một lượng nước ối được rút từ tử cung qua thành bụng bởi 1 kim rất nhỏ, dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Dịch ối này sẽ gửi đi để phân tích về di truyền.

Chọc ối là một xét nghiệm trước khi sinh cho phép bác sĩ thu thập thông tin về sức khỏe của bé từ một mẫu nước ối ở mẹ. Mục đích của thủ thuật là để xác định xem thai nhi có những rối loạn di truyền nhất định hoặc bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down hay không.

Chỉ thực hiện chọc ối xét nghiệm trên những người mẹ có nguy cơ cao bất thường về di truyền, bao gồm:

  • Tuổi mẹ trên 35.
  • Có hình ảnh siêu âm bất thường: da gáy dày, thoát vị rốn…
  • Từng sinh con dị tật về di truyền nhiễm sắc thể

2. Thời điểm để thực hiện kỹ thuật chọc ối

Chọc ối thực hiện khi thai >16 tuần để kiểm tra những rối loạn di truyền.

Chọc ối có thể thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ trong các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi khi cần chấm dứt thai kỳ do các bệnh lý như tiền sản giật hoặc được thực hiện để chẩn đoán nhiễm trùng ối.

Độ chính xác của chọc ối lên đến 99,9 %.

3. Quy trình thực hiện kỹ thuật chọc ối

– Trước khi thực hiện chọc ối

Thời điểm để thực hiện kỹ thuật chọc ối

Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ siêu âm để đo kích thước và kiểm tra giải phẫu cơ bản của thai nhi, cũng như xác định túi nước ối đánh giá khoảng cách an toàn của em bé và nhau thai. Mẹ bầu nằm trên bàn khám và bụng sẽ được sát khuẩn bằng dung dịch cồn iốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

– Quy trình chọc ối xét nghiệm

    • Bác sĩ đưa một đầu kim dài, mỏng và rỗng qua thành bụng vào trong túi ối xung quanh thai để rút một lượng nước ối khoảng 15 đến 20 ml (khoảng ba muỗng cà phê). Quá trình này mất khoảng 30 giây
    • Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại ngay lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm
    • Khi thai phụ mang song thai (2 túi ối), có thể sẽ chọc kim 2 lần vào tử cung để lấy nước ối từ hai buồng ối riêng biệt
    • Bạn có thể đề nghị được gây tê
    • Sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết
    • Kế tiếp, bác sĩ kiểm tra nhịp tim của em bé qua hình ảnh trên màn hình siêu âm.

– Sau khi thực hiện chọc ối

Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.

4. Chọc ối có nguy hiểm không?

Những thai phụ đang đối mặt với nguy cơ phải chọc ối thì chắc hẳn đang thắc mắc liệu chọc ối có nguy hiểm không. Theo nghiên cứu gần đây, tai biến và nguy cơ của chọc ối là có thể gây sảy thai; vỡ ối, nhiễm trùng với tỉ lệ 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ chọc ối sẽ có 1 người bị sảy thai).

Khi người mẹ có các vấn đề sau đây có thể tăng nguy cơ sảy thai cao hơn; mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể cho những mối liên quan này:

    • Dị dạng tử cung
    • U xơ tử cung
    • Mẹ có tiền căn hoặc mới xuất huyết gần đây
    • Màng ối chưa sáp nhập màng đệm
    • Máu tụ dưới màng đệm
    • Béo phì (BMI > 40) [BMI: chỉ số khối cơ thể]
    • Sinh nhiều lần (>3 lần)
    • Đang bị viêm âm đạo
    • Tiền sử >3 lần sảy thai.

Chọc ối là biện pháp chẩn đoán trước sinh cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác khá cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi, đặc biệt là nguy cơ sảy thai.

Để được siêu âm, xét nghiệm sàng lọc trước sinh, các mẹ có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?