Thời điểm “vàng” phẫu thuật dị tật thừa ngón
04:53 - 25/09/2020 Lượt xem: 4655
Thừa ngón là dị tật bẩm sinh tạo thêm ngón trên các chi chân, tay. Mặc dù dị tật không đe dọa đến tính mạng nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác và gây giảm chất lượng cuộc sống. 1. Ảnh hưởng của dị tật thừa ngón […]
Thừa ngón là dị tật bẩm sinh tạo thêm ngón trên các chi chân, tay. Mặc dù dị tật không đe dọa đến tính mạng nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác và gây giảm chất lượng cuộc sống.
1. Ảnh hưởng của dị tật thừa ngón
Dị tật thừa ngón chủ yếu ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay/bàn chân; gây mất thẩm mỹ nặng nề và khiến người bệnh tự ti. Tình trạng thừa ngón càng để lâu càng khiến người bệnh giảm sút khả năng lao động, mất nhiều cơ hội công việc; khó khăn hơn nhiều trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Càng tiến hành cắt bỏ sớm thì việc điều trị càng thuận lợi; người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn, tiết kiệm hơn về thời gian và tiền bạc.
2. Trẻ bị thừa ngón có cần phẫu thuật không ?
Dị tật thừa ngón tuy không đe dọa sức khỏe nhưng nó lại làm giảm vẻ đẹp ngoại hình và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy cần phẫu thuật sớm tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
Điều trị bệnh này cũng rất đa dạng, có trường hợp điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật hoặc có trường hợp chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần hoặc phẫu thuật tạo hình nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ cho bàn tay hoặc bàn chân.
Để có phương pháp điều trị thích hợp các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám, tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý đưa trẻ đi khám và chữa tại các cơ sở bệnh theo lời đồn, thầy lang không đảm bảo. Đối với nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh cần có kế hoạch chăm sóc tốt; cho trẻ ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất. Nên quan tâm, dành nhiều tình thương để trẻ không mặc cảm; dễ hòa nhập và phát triển khi trưởng thành.
3. Thời gian phẫu thuật
Phẫu thuật nên được tiến hành từ giữa 1 -2 tuổi. Mặt khác phẫu thuật trong thời gian này làm giảm nguy cơ chảy máu từ xương, một biến chứng rất hay gặp khi mổ ở trẻ em.
Với trường hợp phức tạp cần có sự phối hợp tốt từ phía bệnh nhi thì nên thực hiện phẫu thuật khi trẻ trên 3 – 4 tuổi, ví dụ xử trí ngón thừa với bàn tay “soi gương” vì sau mổ cắt ngón thừa và “cái hóa ngón tay” rất cần bệnh nhi tập gấp – duỗi, đối chiếu ngón tay một cách chủ động.
4. Điều trị
Nguyên tắc chung: cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn; tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.
Đánh giá trước mổ:
Phân loại ngón thừa, mức độ thiểu sản của mỗi ngón; độ vững của mỗi khớp, chức năng vận động của ngón… để lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật:
- Da, phần mềm: giữ tối đa, tận dụng da; phần mềm từ ngón cắt bỏ để tạo hình cho ngón được giữ lại.
- Móng tay: tạo hình 2 móng tay từ 2 ngón nếu móng nhỏ hơn 80% kích thước bình thường.
- Xương: tùy theo mức độ có thể cắt bỏ 1 phần hay toàn phần xương đốt bàn, xương đốt gần, đốt xa của một ngón.
- Khớp: tạo hình cho diện khớp bình thường.
- Dây chằng: giữ lại hệ thống dây chằng bên khi cắt bỏ một ngón.
- Gân, cơ: khâu lại gân cơ đúng theo vị trí giải phẫu
- Mạch máu, thần kinh: bảo toàn tối đa để đảm bảo nuôi dưỡng, cảm giác, vận động, tránh nguy cơ hoại tử
- Chăm sóc: bất động bằng nẹp bột qua khuỷu; theo dõi chăm sóc chặt chẽ sau mổ, tập phục hồi chức năng.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang; hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn
Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.