googleb578e89369db4e48.html

Thời điểm nào phụ nữ nên đi khám phụ khoa

15:52 - 02/10/2023 Lượt xem: 403 Tác giả: Thu Hoàng

Là phụ nữ, không ai tránh được những lần thăm khám phụ khoa. Đặc biệt, việc làm này còn cần được tiến hành định kỳ để tầm soát tốt nhất các vấn đề ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta, ở lần đầu thực hiện việc này sẽ khó tránh khỏi băn khoăn khám phụ khoa bao gồm những gì và thời điểm nào cần khám phụ khoa chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Khám phụ khoa bao gồm những gì?

Khám phụ khoa là  thăm khám cơ quan bên ngoài lẫn bên trong của bộ phận sinh dục nữ, đó là: âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng,... Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và chi tiết những bộ phận này và làm những xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung (PAP Smear, HPV), siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo,... để đánh giá thực trạng, phát hiện nguy cơ hoặc bệnh lý ở cơ quan sinh sản nữ.

khám phụ khoa

Nếu qua thăm khám và xét nghiệm cơ bản bác sĩ có nghi ngờ bất thường ở cơ quan sinh sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm liên quan như: soi cổ tử cung sinh thiết cổ tử cung, chụp MRI,... để có cơ sở chẩn đoán bệnh.

2. Quy trình khám phụ khoa

Các bước khám phụ khoa cơ bản

Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau:

  • Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.

  • Thăm khám bên ngoài

Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.

  • Khám âm đạo

Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

  • Xét nghiệm dịch âm đạo

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

khám phụ khoa

  • Khám tử cung

Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.

  • Xét nghiệm

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu., xét nghiệm tâm fsoát KCTC

  • Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

3. Thời điểm nào bạn cần đi khám phụ khoa?

Các mốc thời gian được bác sĩ sản khoa khuyến cáo nữ giới nên đi khám phụ khoa là:

  •  Trước khi kết hôn

Sức khỏe sinh sản đóng vai trò cơ bản để duy trì hạnh phúc hôn nhân. Vì thế, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là việc nên làm để loại trừ và phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh sản hay đời sống vợ chồng.

  • Trước khi muốn mang thai

Đây là thời điểm nữ giới cần khám phụ khoa để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý sinh dục để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, đảm bảo an toàn cho thai kỳ và tránh các biến chứng trong tương lai.

  • Khi cơ quan sinh dục có các biểu hiện bất thường

Khi nữ giới phát hiện vùng kín có các dấu hiệu bất thường như: chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh, đau rát khi quan hệ tình dục, ngứa ngáy, có mùi hôi, dịch âm đạo bất thường,...

Ngoài ra, khám phụ khoa cũng nên được tiến hành định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, thực tế điều này rất ít khi được thực hiện vì số đông nữ giới chỉ đi khám phụ khoa khi có các bất thường ở phần phụ hay đã kết hôn lâu năm mà chưa có con dù không áp dụng biện pháp tránh thai. Điều này khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh lý phụ khoa muộn, gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng của nữ giới, thậm chí có trường hợp còn mắc bệnh vô sinh do biến chứng phụ khoa.

Để có được những tư vấn chính xác nhất giúp cho thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu có thể đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV