googleb578e89369db4e48.html

Thông liên thất- dị tật bẩm sinh ở trẻ em

01:10 - 23/03/2020 Lượt xem: 540

Thông liên thất đơn thuần chiếm 1,5-2,5% trẻ sinh sống, 20-25% bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bệnh thông liên thất gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ với nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm lớn, suy tim ứ huyết, nhiễm trùng phổi, tăng áp […]

Thông liên thất đơn thuần chiếm 1,5-2,5% trẻ sinh sống, 20-25% bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bệnh thông liên thất gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ với nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm lớn, suy tim ứ huyết, nhiễm trùng phổi, tăng áp động mạch phổi… và có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Bệnh thông liên thất (TLT) là gì?

Thông liên thất là một tổn thương tim bẩm sinh do khiếm khuyết bẩm sinh vách liên thất có thể do một hay nhiều lỗ thông giữa hai tâm thất trái phải.

-Sinh lý bệnh: Các yếu tố ảnh hưởng huyết động

  • Kích thước lỗ thông liên thất
  • Kháng lực mạch máu phổi
  • Kháng lực hệ thống
  • Các dị tật tim phối hợp như thông liên nhĩ, ống động mạch, tắc đường thoát thất trái, phải hoặc cung động mạch chủ.

2. Triệu chứng của thông liên thất

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng của thông liên thất phụ thuộc vào kích thước lỗ thông và kháng lực mạch máu phổi. Triệu chứng thường xuất hiện sau vài ngày, vài tuần sau khi sinh. Với một trẻ sơ sinh có thông liên thất lỗ nhỏ sẽ không có triệu chứng gì. Trẻ có lỗ thông lớn lâu ngày có thể gây tím môi và móng tay do thiếu oxy, ngón tay chân hình dùi trống do máu đen từ bên thất phải đi qua lỗ thông trộn với máu đỏ bên thất trái (Hội chứng Eisenmenger).

Thường gặp các lỗ thông liên thất lỗ lớn với tăng áp lực động mạch phổi tiến đến mạch máu phổi tắc nghẽn và TLT có hẹp động mạch phổi ( ĐMP) thứ phát.

Các triệu chứng thông liên thất vừa và lớn(>1/3 đường kính vòng van ĐMC)

  • Da, môi và móng tay luôn trong tình trạng xanh tím do thiếu oxy.
  • Có rối loạn huyết động
  • Bé thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở.
  • Ăn uống kém, không tăng cân, chậm lớn có biến dạng lồng ngực.
  • Dấu hiệu harzer (+)
  • Dãn buồng tim trái
  • Vận tốc máu qua TLT < 3,5 m/s
  • Âm thổi tâm thu do hẹp động mạch phổi. Giảm dần và biến mất
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều.
  • Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu.
  • Chân, bàn chân hoặc bụng của bé bị sưng phù.

Thông liên thất- dị tật bẩm sinh ở trẻ em

-Thông liên thất lỗ nhỏ(<1/3 đường kính vòng van ĐMC)

  • Không rối loạn về huyết động
  • Trẻ có vẻ ngoài khỏe mạnh
  • Âm thổi tâm thu KLS 3-4
  • Vận tốc dòng máu qua TLT> 4m/s
  • Không giãn buồng tim trái.

Cận lâm sàng

Điện tâm đồ

Dấu tăng gánh tâm trương thất trái, block nhánh không hoàn toàn, lớn thất phải.

X-quang tim phổi

  • TLT lỗ vừa: kích thước tim lớn, tuần hoàn phổi tăng trung tâm và ngoại biên.
  • TLT lỗ lớn có tiến triển bệnh lý mạch máu phổi tắc nghẽn: Kích thước tim trở lại bình thường, rốn phổi dãn lớn và giảm đột ngột ngoại biên.
  • TLT có kèm hẹp động mạch phổi: kích thước tim không lớn, phì đại thất phải; tuần hoàn phổi giảm trung tâm và ngoại biên

Siêu âm tim:

  • Mặt cắt chuẩn cạnh ức trục dọc: TLT phần thoát, phần quanh màng.
  • Mặt cắt cạnh ức trục ngang
  • Mặt cắt ba buồng mỏm, 4 buồng dưới sườn

Ngoài ra còn có thông tim.

3. Phương pháp điều trị bệnh thông liên thất

Nội khoa

Nhằm mục đích giảm thiểu biến chứng bội nhiễm phổi, suy tim ứ huyết và duy trì tăng trưởng bình thường.

Đối với TLT lỗ nhỏ thường không có triệu chứng và có thể tự đóng(80%): không cần can thiệp nội và ngoại khoa.

Ngoại khoa

Chỉ định:

Suy tim có hồi phục kèm hoặc không chậm tăng cân

TLT lỗ lớn không thể tự đóng (có hay không có triệu chứng)

Hở van động mạch chủ hoặc sa van động mạch chủ

Trẻ lớn không triệu chứng nhưng Qp/Qs > 2

Đường mổ

Nhĩ phải thường được dùng cho TLT phần màng, buồng nhận và phần cơ.

Qua động mạch phổi: TLT phần phễu, Doubly Committed

Qua động mạch chủ: được dùng để sửa các tật phối hợp như sa van động mạch chủ

Thất phải: ít được sử dụng

Kỹ thuật

Đóng TLT với miếng màng ngoài tim đã xử lý hoặc màng nhân tạo

Tỉ lệ tử vong < 2%

Tỉ lệ block nhĩ # 2%

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm siêu âm chẩn đoán hình ảnh dị tật tim bẩm sinh thai nhi rất sớm. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.

Xem thêm: Bệnh hẹp eo động mạch chủ

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?