googleb578e89369db4e48.html

Tiêm phòng trước khi mang thai có thật sự cần thiết?

08:21 - 15/02/2020 Lượt xem: 277

Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những chuẩn bị quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ băn khoăn về sự cần thiết của việc tiêm phòng. Vậy tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai? Và mục đích của những mũi tiêm […]

Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những chuẩn bị quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ băn khoăn về sự cần thiết của việc tiêm phòng. Vậy tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai? Và mục đích của những mũi tiêm cơ bản trước khi mang thai là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Có cần thiết tiêm phòng trước khi mang thai không?

Khi mang thai hệ miễn dịch của cơ thể người phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn. Nên người mẹ dễ có nguy cơ mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Khi cơ thể người mẹ được tiêm phòng; vắc xin sẽ được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể chống lại các virus gây bệnh. Vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Khi tiêm phòng đúng và đủ liều, thai nhi sẽ được thừa hưởng miễn dịch từ người mẹ.

Các vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng uốn ván); đều có nguồn gốc là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt; không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai có thật sự cần thiết
Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé tránh các bệnh lý nguy hiểm.

2. Ý nghĩa các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Vắc xin phòng cúm

Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Nhưng khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vắc xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.

Vắc xin phòng Sởi

Nếu bà mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị

Mặc dù không gây vô sinh như ở nam giới xong virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng; hoặc phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu nếu thai phụ nhiễm bệnh. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Vắc xin phòng Rubella

90% trường hợp mẹ nhiễm rubella 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai hoặc sảy thai. Virus Rubella gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của não, tim, tai và mắt em bé khi còn trong bụng mẹ.

Vắc xin phòng thủy đậu

Có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay…

Vắc xin viêm gan B

Là mũi vắc xin cần được làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng. Virus viêm gan B thường lây qua máu từ mẹ sang con, truyền máu không an toàn, quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B… khi virus viêm gan B ở thể hoạt động có thể gây tình trạng men gan cao, suy gan và có thể là ung thư gan…

3. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin

Tiêm phòng có thật sự cần thiết

Các mẹ và bố nên cần tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian quy định cho từng loại vắc-xin; tránh thai an toàn trong các khoảng thời gian đó. Nếu bị vỡ kế hoạch, cần lập tức tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.

Nên tiêm phòng ngay khi có thể, không nên để đợi đến lúc chuẩn bị mang thai mới đi tiêm.

Đồng thời, khi đang bị các triệu chứng cảm, sốt, các bệnh về khớp, thận, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng. Các mẹ và bố cũng nên theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ sau khi tiêm; để đề phòng các biến chứng, sốc thuốc, có thể xảy ra.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?