googleb578e89369db4e48.html

Tiền sản giật nên ăn gì? Tiền sản giật có sinh thường được hay không?

09:55 - 18/02/2022 Lượt xem: 1180 Tác giả: Lê Huyền Trang

Tiền sản giật là một trong những biến chứng y tế nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ, chính vì vậy các vấn đề xoay quanh tiền sản giật cũng được các mẹ bầu quan tâm nhiều như: tiền sản giật là gì? Tiền sản giật nên ăn gì? Tiền sản giật có sinh thường được hay không?... Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang giải đáp những thắc mắc này nhé.

 1. Tiền sản giật là gì?

- Tiền sản giật là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và protein niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của tiền sản giật.

- Sản giật là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của tiền sản giật sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. Sản giật được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của tiền sản giật, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

2. Tiền sản giật nên ăn gì?

 tiền sản giật nên ăn gì

Chế độ ăn trong tiền sản giật

- Nhu cầu năng lượng:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày +50 kcal
  • 3 tháng giữa thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 250 kcal
  • 3 tháng cuối thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 450 kcal

Trong đó:

  • Glucid: 55-60%
  • Protein : 15-20% (protein động vật > 50%)
  • Lipid: 20-25%: (acid béo không no chiếm 2/3)
  • Tăng cường chất xơ: 28g/ ngày
  • Muối: < 6g/ ngày. 2-3 g / ngày ở những tháng cuối thai kỳ
  • Đầy đủ vitamin và vi chất dinh dưỡng: Sắt, acid folic, Ca, Mg
  • Lượng nước hàng ngày rút bớt so với hàng ngày không quá 1 lít.

- Thực phẩm nên dùng

  • Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc...(nên chọn các loại gạo lức, bánh mì đen hoặc ngũ cốc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc, .....)
  • Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và can xi như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ ăn cả xương, cua .....
  • Các chất béo bao gồm bơ động vật, dầu oliu, dầu nành, dầu điều, dầu mè, dầu hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều, trứng, thực phẩm đậu nành,quả óc chó và omega-3 được tìm thấy trong cá béo
  • Ăn đa dạng các loại rau xanh, đặc biệt các loại rau có tính nhuận tràng như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay (400- 600g/ngày)
  • Ăn đa dạng các loại quả (nên ăn thanh long, cam, bưởi, đu đủ chín, chuối...)
  • Các loại sữa ít béo và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua.

- Thực phẩm hạn chế dùng:

  • Phủ tạng động vật: như tim, gan, cật (thận)
  • Mỡ động vật, bơ
  • Một số gia vị cay nóng như: Hạt tiêu, gừng, ớt
  • Các loại bánh kẹo ngọt, mứt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt.

- Thực phẩm không nên dùng:

  • Thực phẩm chế biến sẵn như: Ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, bột ngọt, hạt nêm.
  • Dưa, cà muối.
  • Các loại quả sấy khô.
  • Rượu, bia, nước ngọt có đường, đồ uống có ga...
  • Thực phẩm sống (thịt sống, trứng trần...), gỏi

- Chế biến thực phẩm:

  • Hạn chế các món rán, quay, xào.
  • Hạn chế sử dụng các loại quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

3. Tiền sản giật có sinh thường được hay không?

Tiền sản giật có sinh thường được không?

- Theo các bác sĩ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường an toàn trong khi phần còn lại được mổ lấy thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào tình trạng của mẹ và bé để lựa chọn cách sinh phù hợp, an toàn nhất.

- Nếu thai nhi đã được phát triển tới tuần thứ 35 và 36 thì cổ tử cung của người mẹ đã mềm hơn thì có cơ hội sinh thường, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ lưỡng và theo dõi sát về tình trạng của sản phụ trong suốt quá trình chuyển dạ.

- Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

 

Phòng ngừa và phát hiện kịp thời tiền sản giật để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho mẹ và em bé!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

                  Nguồn: Hướng dẫn quốc gia Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú - Bộ Y tế, 2017

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý