googleb578e89369db4e48.html

Tiến triển và biến chứng của cường giáp khi mang thai

02:59 - 14/05/2020 Lượt xem: 274

Cường giáp là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt: Dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho thai có thể bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, nặng hơn là gây sẩy thai, thai chết lưu. 1. Bệnh cường giáp với thai nghén Khoảng 1-2% […]

Cường giáp là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt: Dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho thai có thể bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, nặng hơn là gây sẩy thai, thai chết lưu.

1. Bệnh cường giáp với thai nghén

Khoảng 1-2% số phụ nữ mang thai có rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng một cách tương đối ở người phụ nữ lớn tuổi.

Do 2 nguyên nhân: Thiếu Iot do thai nghén và sự thay đổi về miễn dịch do thai nghén dẫn đến rối loạn chức năng của tuyến giáp.

Các triệu trứng thường gặp:

      • Giảm cân hoặc không tăng cân.
      • Nhịp tim nhanh và thở nhanh, ngay cả khi nghỉ ngơi.
      • Tăng tiết mồ hôi và chịu nóng kém.
      • U, sưng đau ở cổ hoặc lồi mắt.
      • Lo âu, bồn chồn, mệt mỏi hoặc khó ngủ.
      • Run rẩy và yếu cơ.
      • Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ.
      • Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước to lên trong quá trình mang thai.

2. Tiến triển và biến chứng cường giáp khi mang thai

Các biến chứng cường giáp về phía mẹ

      • Có thể gặp suy tim, tiền sản giật.
      • Thiếu máu hay nhiễm trùng.
      • Cơn cường giáp khi chuyển dạ.

Ảnh hưởng đến thai và trẻ sơ sinh

      • Thai chết lưu, chết ở trẻ sơ sinh.
      • Chậm phát triển.
      • Bất thường của xương như hẹp sọ, một số dị dạng khác như thai vô sọ, khe hở môi, màn hầu, không có hậu môn, suy tim.
      • Đẻ non chiếm 53% và bướu giáp ở trẻ sơ sinh.
      • Suy giáp bẩm sinh.
Mẹ bị cường giáp có thể gây tình trạng đẻ non ở trẻ

Cường giáp thai nhi

      • Cường giáp sơ sinh hay thai nhi rất hiếm gặp với một tỷ lệ 1/4000-1/40000.
      • Lấy máu thai nhi có thể được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến giáp vào tuổi thai 25-27 tuần.
      • Sử dụng những thuốc chống cường giáp có thể cải thiện một cách nhanh chóng tiến triển của cường giáp ở thai nhi. Sử dụng PTU ( propyl-theo-uracil) tốt hơn là methimazole.

Cường giáp ở trẻ sơ sinh

      • Cường giáp ở trẻ sơ sinh gặp ở 1% các trẻ mà người mẹ mang kháng thể kháng các thụ cảm quan của TSH.
      • Cường giáp trẻ sơ sinh được phát hiện thông qua dấu hiệu tăng động của trẻ sơ sinh, ăn nhiều nhưng tăng cân ít, nôn nhiều, ỉa chảy, sốt, tim nhịp nhanh, tăng tiết mồ hôi và ban đỏ. Bướu giáp chỉ có thể gặp ở một nửa số trường hợp. Suy tim ở trẻ sơ sinh là một trong những nguy cơ của trẻ sơ sinh cho nên cần phải chẩn đoán và điều trị sớm tránh nguy sơ suy tim ở trẻ sơ sinh.
      • Điều trị một cách kinh điển là PTU 5 – 10mg/kg kết hợp với các thuốc Betabloquant.

3. Mẹ cần làm gì khi bị cường giáp

      • Đi khám tuyến giáp định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
      • Ở người mẹ theo dõi nồng độ T4 trong suốt quá trình có thai.
      • Dùng thuốc điều trị cường giáp theo đúng chỉ định.
      • Ở thai nhi cần theo dõi siêu âm để phát hiện bướu giáp của thai, theo dõi tiến triển của nó dưới điều trị ở người mẹ.
      • Chế độ ăn bổ sung iod đầy đủ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các sản phụ sẽ được siêu âm sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Việc phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp sẽ hỗ trợ cho công tác điều trị tốt hơn từ đó giảm được các biến chứng lên mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết