googleb578e89369db4e48.html

Tiêu chảy ở trẻ em – những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý

09:47 - 15/01/2022 Lượt xem: 676 Tác giả: Kim Ngân

Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều trong ngày, có thể dẫn đến mất nước, làm thay đổi cân bằng của nước - chất điện giải trong cơ thể và ảnh hưởng không tốt đến trẻ; bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tử vong cho trẻ ở nước ta.

Tiêu chảy gây nhiều lo lắng cho các bà mẹ về việc chăm sóc các thiên thần của mình. Do vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm và tìm hiểu về tiêu chảy rõ hơn để chăm sóc tốt hơn con em mình.

1. Thế nào được gọi là tiêu chảy?

Tiêu chảy ở trẻ em là trẻ đi ngoài trên 3 lần trong một ngày và phân lỏng, có nhiều nước hơn bình thường.

Tiêu chảy được chia làm 2 loại chính:

- Tiêu chảy cấp: Xảy ra đột ngột thường trung bình từ 5 - 7 ngày và có thể kéo dài dưới 14 ngày.

- Tiêu chảy kéo dài: Trẻ bị tiêu chảy, thời gian kéo dài từ 14 ngày trở lên.

2. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

- Trẻ bị nhiễm do vi khuẩn, virus: Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao hơn người lớn, trong đó có tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu dễ bị các tác nhân như vi khuẩn hay virus tấn công qua đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. 

- Dinh dưỡng chưa hợp lý: Cho trẻ ăn quá nhiều 1 loại thức ăn mà trẻ chưa thích nghi kịp. Mẹ thiếu sữa cho trẻ ăn nhân tạo pha sữa không đúng công thức, quá đặc. Ăn dặm sớm, không đúng nguyên tắc, cai sữa sớm… Lựa chọn thực phẩm đúng cách không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện mà còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy xảy ra ở trẻ.

- Vệ sinh kém: Việc vui chơi bên ngoài sẽ giúp thúc đẩy hoàn thiện trí não và thể chất của trẻ, tuy nhiên vui chơi sẽ là lúc trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh cho cơ thể là các vi khuẩn, virus. Nếu như vệ sinh tay chân không sạch thì trẻ sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn, từ đó gây nên tiêu chảy ở trẻ.

3. Các triệu trứng khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em - những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý

     3.1. Tiêu chảy cấp

- Thường do bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Biểu hiện ban đầu là nôn, sốt. Sau đó là đi ngoài phân lỏng nhiều nước. Khi bắt đầu tiêu chảy, tình trạng nôn sẽ giảm.

- Phân lỏng, nhiều nước, mùi tanh hoặc chua, không lẫn máu, mủ. Trẻ đi ngoài trên 3 lần ngày, kéo dài từ 5 ngày - 1 tuần.

- Dấu hiệu mất nước: khát nước, môi khô, da nhăn, khô, nước tiểu vàng sậm, quấy khóc, khóc ít ra nước mắt

3.2. Tiêu chảy kéo dài

- Khi trẻ tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, số lần tiêu chảy trong ngày khi giảm, khi tăng

- Phân nhiều nước hoặc khi đặc khi lỏng, mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, có thể nhầy máu.

- Trẻ đau bụng, mót rặn biếng ăn, quấy khóc, sụt cân nghiêm trọng kèm dấu hiệu mất nước khi có đợt cấp của tiêu chảy.

Các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu : Dấu hiệu mất nước nặng, sốt cao li bì, phân nhiều máu mủ hoặc đen. Tránh gây ra những hậu quả không tốt

4. Phân loại mất nước cho trẻ

4.1. Không mất nước: Không đủ dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng.

  • Nếp véo da mất nhanh
  • Không khát nước
  • Mắt không trũng
  • Trể trạng: Tỉnh táo

4.2. Có mất nước (nhẹ hoặc trung bình): Có 2 trong 4 dấu hiệu sau trở lên.

  • Nếp véo da mất chậm
  • Khát nước háo hức
  • Mắt trũng
  • Thể trạng: Vật vã kích thích

4.3. Mất nước nặng: Có 2 trong 4 dấu diệu sau trở lên.

  • Nép véo da mất rất chậm
  • Không uống được hoặc uống kém
  • Mắt trũng
  • Thể trạng: Lơ mơ, li bì hoặc khó đánh thức

Tiêu chảy kéo dài sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu chất dinh dưỡng, khiến trẻ bị thiếu chất trầm trọng gây suy dinh dưỡng. Ngoài ra mất nước, mất điện giải do tiêu chảy làm trẻ thấy mệt mỏi, suy kit, dẫn đến chán ăn, làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều mắc phải căn bệnh này một vài lần. Khi đã sử dụng cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà mà tình trạng bệnh không đỡ, hoặc trẻ có các biểu hiện bất thường nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có thể xử trí kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý đường tiêu hoá mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

CHĂM SÓC ĂN UỐNG KHI TRẺ ỐM

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục